Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ? đang được coi là một câu hỏi hóc búa mà các sen đang muốn tìm lời giải. Việc các bé yêu đi vệ sinh bừa bãi trong nhà hẳn sẽ khiến các bạn khó chịu và mệt mỏi. Đừng vội lo lắng, trong bài viết này, Dogily.vn sẽ cung cấp cho bạn một số mẹo vô cùng hữu ích.
Những rắc rối thường gặp với cún cưng
Bình thường thì đa phần các bạn đều nhận nuôi cún từ khi em còn bé. Lúc này việc đi vệ sinh là theo bản năng, chúng cũng theo bản năng đó để tìm kiếm chỗ đi. Cún con còn quá nhỏ để phân biệt được nơi nào được dùng để đi vệ sinh.

Chó có thể đi vệ sinh ở bất cứ chỗ nào khi em chưa được huấn luyện. Từ trong bếp đến phòng khách, trên giường, ghế sofa, phòng ngủ,… Chính vì thế bạn cần dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ. Quá trình này không quá khó, chỉ cần bạn đủ thời gian, tình cảm và sự kiên nhẫn, các em cún sẽ ngoan ngoãn nghe lời bạn.
Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ hiệu quả và nhanh chóng
Có 5 bước cơ bản để bạn thực hiện theo
Bước 1: Xác định nơi cho cún đi vệ sinh
Tùy vào lựa chọn của bạn, có nhiều chỗ có thể để cho cún đi vệ sinh. Phụ thuộc vào nơi bạn ở có rộng rãi hay không, có vườn không, nhà cao tầng, chung cư hay nhà trệt,… Nếu không gian không được rộng, bạn có thể mua khay đi vệ sinh cho chó ở các cửa hàng thú cưng. Còn nếu bạn có vườn thì cũng có thể dạy em đi vệ sinh ở sân sau hoặc ngoài vườn đều được.
Xác định nơi đi vệ sinh là một điều vô cùng quan trọng. Bạn sẽ không thể huấn luyện được vật nuôi nếu cứ một thời gian bạn lại đổi chỗ đi vệ sinh của em.
Bước 2: Lập thời gian biểu cụ thể cho các bữa ăn
Thời gian biểu chính xác cho các bữa ăn giúp bạn biết được thời điểm cụ thể khi cún muốn đi vệ sinh. Với các chú cún trưởng thành, mỗi ngày hai bữa trưa và tối. Đối với cún nhỏ thì ngày ba bữa ba buổi sáng, trưa và tối. Các bé thường đi vệ sinh sau bữa ăn. Vì thế bạn nên có khoảng thời gian cố định mỗi ngày cho cún ăn và nghiêm chỉnh tuân theo lịch ăn đó.

Một bữa ăn chỉ nên kéo dài khoảng 20-25 phút. Sau khi hết giờ, bạn nên cất đồ ăn đi (kể cả chưa ăn hết) để em hiểu rằng mình chỉ được ăn trong chừng ấy thời gian. Bên cạnh đó việc này còn giúp bạn kiểm soát được lượng thức ăn mà bé đã tiếp thụ vào cơ thể.
Bạn không nên luôn để sẵn thức ăn trong khay/bát của cún nếu không có chỉ định của bác sĩ. Như vậy bé sẽ ăn bất cứ lúc nào bé muốn, sẽ rất khó cho việc dạy đi vệ sinh. Hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến vấn đề đường ruột, tiêu hóa. Bạn không biết được cún đã tiêu hóa bao nhiêu thức ăn, vô cùng nguy hiểm.
Bước 3: Tìm hiểu thói quen và thời gian cún đi vệ sinh
Việc biết được thời gian cún đi vệ sinh góp phần không nhỏ trong quá trình dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ. Thời gian quan sát từ 2 đến 5 ngày. Khi quan sát cần chú ý hai khoảng thời gian là sau bữa ăn và khi mới ngủ dậy.
Một số biểu hiện của cún khi buồn đi vệ sinh như: ngửi sàn nhà, chạy vòng quanh, cào móng, ngồi xổm, rên và nhìn ra phía cửa,…
Bước 4: Những đồ dùng cần chuẩn bị để huấn luyện
Lồng/cũi nhốt hoặc chuồng
Để áp dụng cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ nhanh chóng và hiệu quả nhất là sử dụng lồng nhốt. Cún có một đặc điểm là sẽ không đi vệ sinh ở gần nghỉ ngơi và ăn uống. Chiếc lồng vừa phát huy tác dụng lúc huấn luyện cũng như tập cho bé cưng quen với việc sống trong lồng. Vì sau này sẽ có lúc bé phải ở trong đó, như đi du lịch hay đến phòng khám, đặc biệt càng nên tập cho các bé cún nhỏ.

Cún nhất định sẽ không đi vệ sinh ở chỗ ngủ của mình. Các bé sẽ nhịn cho đến khi không chịu được nữa sẽ sủa để ra hiệu rằng bé đang muốn đi vệ sinh.
Lồng nhốt cần được lựa chọn phù hợp với cơ thể, kích cỡ, cân nặng của cún. Bạn nên chọn những chiếc lồng đủ lớn cho các boss nằm và xoay người. Tuy nhiên không nên chọn những chiếc lồng quá to bởi cún có thể ngủ một góc và đi vệ sinh ở góc khác. Với những giống chó lớn, có thể chọn mua lồng thay đổi được size. Như thế sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khi không phải mua lồng khác khi chó lớn lên.
Trong trường hợp không có lồng, có thể làm cũi, xây chuồng hoặc quây bằng rào một góc nhỏ trong sân vườn hoặc trong nhà cho bé.
Để cún có thể thích nghi nhanh mới việc sinh hoạt trong lồng thì bạn có thể đặt một vài món đồ chơi cún yêu thích trong đó. Một vài chú chó có thể nhanh chóng làm quen, đương nhiên sẽ có một số cần thời gian mới có thể quen được. Đối với những chú chó dưới 6 tháng tuổi, bạn không nên để các em trong lồng quá 4 tiếng. Đây là độ tuổi cún con cần được chạy nhảy nhiều và làm quen mọi thứ.
Thời gian huấn luyện
Phụ thuộc vào giờ ăn, giờ đi vệ sinh của cún và thời gian rảnh rỗi của bạn. Người Việt Nam mình đa phần sẽ bắt đầu làm lúc 8h sáng và kết thúc lúc 17 giờ. Dưới đây là một thời gian biểu cho bạn tham khảo:
Buổi sáng:
- 30: thức dậy và đưa cún đi vệ sinh
- 40 – 07.00: cho cún vui chơi, chạy nhảy hoặc tập thể dục
- 00 – 07.20: cho cún ăn sáng và uống nước (sau khi hết giờ phải cất đồ ăn đi)
- 20 – 07.30: đưa cún đi vệ sinh
- 30: đi làm và để cún ở trong lồng trong khoảng thời gian đi làm
Buổi chiều:
- 00: đi làm về, thả khỏi lồng, cho cún chơi đùa tự do
- 45 – 18.00: đưa cún đi vệ sinh
- 00 – 18.20: cho cún ăn tối (tiếp tục cất đồ ăn ngay sau khi hết 20 phút)
- 00: cho cún đi vệ sinh
- 15: cho cún quay lại lồng
- 30: đưa cún đi vệ sinh sau đó lại để cún trong chuồng đến sáng.
Bước 5: Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ
Để có thể xây dựng được một thói quen tốt cho cún, bạn luôn cần phải kiên trì, bao dung và yêu thương cún của mình. Đây là một quá trình dài nên hãy cố gắng nhẫn nại với thú cưng của mình.
Khẩu lệnh
Bạn cần chú ý lịch ăn uống, ngủ nghỉ, đi vệ sinh của cún và các dấu hiệu thể hiện rằng bé đang muốn đi vệ sinh. Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào, hãy đưa cún đến chỗ bạn đã xác định trước đó để cho bé đi vệ sinh.
Khi đưa cún đi vệ sinh, hãy sử dụng một câu lệnh kết hợp với hành động đi vệ sinh của em. Nên bắt đầu bằng những câu lệnh đơn giản: đi vệ sinh, đi nhanh lên, nhanh nào,…Bạn có thể sử dụng các cách nói khác nhau nhưng nhớ phải thống nhất trong quá trình huấn luyện. Sử dụng từ đó và dẫn em đến nơi đi vệ sinh. Nếu sử dụng nhiều câu khác nhau quá thì boss sẽ bị loạn, không thể liên kết được câu lệnh với hành động đi vệ sinh.
Nếu ngoài bạn ra còn có người khác dạy em thì đều phải thống nhất một câu lệnh. Thời gian đầu cún có thể chưa quen nhưng sau em sẽ tự biết đi vệ sinh mà không cần bạn chỉ dẫn.
Khen thưởng
Khen thưởng giúp cún biết rằng bản thân đang làm đúng, đang làm chuyện cần phải làm. Bạn có thể xoa đầu, vuốt ve hoặc cho bánh thưởng. Để áp dụng thành công cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ thì không thể thiếu khen thưởng.

Chỉ nên khen khi cún đã hoàn thành chuỗi hành động của mình. Không nên khen quá sớm, làm gián đoạn quá trình đi vệ sinh của chúng.
Thời gian khen thưởng nên ngắn, tầm khoảng 5s. Nếu kéo dài quá lâu dẫn đến các bé không nhận thức được bạn đang khen vì điều gì.
Bạn chỉ nên dùng bánh thưởng ở giai đoạn đầu, sau này hãy từ từ loại bỏ. Bởi sử dụng lâu dài thì vật nuôi sẽ hiểu lầm rằng chúng làm thế để được ăn bánh. Một cách khác để khen thưởng cũng thú vị là chơi đùa cùng bé yêu của bạn.
Phải làm gì khi các boss đi vệ sinh sai chỗ
Nếu các boss có làm sai thì các “con sen” hãy dịu dàng một chút. Học một điều mới thì cần lâu dài mới ổn được, ngày một ngày hai đương nhiên chưa thể thành công. Nếu bạn quát mắng và làm boss giật mình thì các boss sẽ hiểu lầm rằng việc đi vệ sinh là sai.
Thay vào đó, nhẹ nhàng vỗ tay và nghiêm túc nói rằng không được làm như thế. Tiếp theo bạn cần dọn dẹp sạch sẽ chỗ boss vừa đi vệ sinh. Mũi của chó rất thính, vậy nên phải làm sạch thật kĩ. Nếu không cún đánh hơi được, lại sẽ tiếp tục đi vệ sinh ở chỗ không được phép đó.
Có một số trường hợp sau nhiều lần mà cún của bạn vẫn chưa thể đi vệ sinh đúng cách được, có thể thử nhốt chúng vào chuồng 10 phút và đưa chúng đi vệ sinh tiếp. Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ này khá hiệu quả.
Một số chú ý khi dạy chó đi vệ sinh trong wc
Khi huấn luyện cún theo cách này, bạn vẫn áp dụng các bước bên trên. Tuy nhiên, bạn không cần chuẩn bị lồng hay chuồng, bạn cần chuẩn bị
Hàng rào quây
Khi mới nhận nuôi các bé về, hãy sử dụng rào quây cho cún. Bạn cũng nên cho cún tiếp xúc với khu vực có người để các bé không cảm thấy mình đang bị nhốt.
Khay đi vệ sinh cho chó
Bạn nên có hai khay, một khay để đi tiểu, một khay để đi nặng vì cún không đi bừa bãi cùng một chỗ. Chú ý chọn những khay có thành thấp để tiện đi lại và không bị nhầm với chỗ nằm.

Tấm lót đi vệ sinh
Một điều không nên thiếu đó chính là tấm lót đi tiểu. Khi mới mua về, bạn có thể dùng một ít nước tiểu lót dưới khay để cún nhanh chóng nhận biết được.
Nước xịt hướng dẫn chó đi vệ sinh đúng chỗ
Nước xịt này được dùng để giúp vật nuôi định hướng nơi nó được phép đi vệ sinh chứ không phải để cún đi vệ sinh nhanh hơn. Cún sẽ dựa vào mùi xịt để định hướng chính xác hơn.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng kể trên, bạn đã có thể bắt tay vào việc dạy chó đi vệ sinh vào bồn cầu.
Qua bài viết này, Dogily.vn hi vọng đã có thể giới thiệu sơ lược với bạn đọc về cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ. Chúc các bạn thành công trong việc huấn luyện các bé yêu của mình nhé!