Huấn luyện chó Shiba có khó không? Cách huấn luyện chó Shiba hiệu quả

Việc nuôi chó Shiba khá dễ, nhưng để huấn luyện chó Shiba trở nên hoàn hảo thì lại là một công việc không hề dễ dàng. Với tư duy độc lập, cá tính khá bướng bình việc huấn luyện chó Shiba là một thử thách khó khăn đối với người chưa có nhiều kinh nghiệm. Thậm chí đâu đó còn những lời đồn thổi, chó Shiba là một trong những giống chó không thể huấn luyện được. Có thực sự như vậy không. Hãy cùng Dogily Petshop tìm hiểu về kỹ thuật huấn luyện chó Shiba nhé:

Là giống chó có cá tính và tư duy độc lập, Shiba Inu tương đối khó huấn luyện.
Là giống chó có cá tính và tư duy độc lập, Shiba Inu tương đối khó huấn luyện.

Tại sao chó Shiba lại rất khó huấn luyện?

Nguyên nhân chính của việc khó huấn luyện và đào tạo chó Shiba là do cá tính của giống chó này:

  • Chó Shiba Inu là giống chó có tư duy độc lập. Có ý chí mạnh mẽ và khá bướng, chúng chỉ làm theo những gì chúng cho là đúng.  Do đó, chó Shiba không mấy khi để ý đến việc làm theo ý chủ hay không. Chúng chỉ làm gì khi chúng thấy thích thú. Đây chính là điểm khó mà dễ, và là điểm mấu chốt để có thể huấn luyện chó Shiba hiệu quả.
  • Bạn đừng nghĩ hình phạt, sự đe dọa có thể bắt chó Shiba theo sự dạy dỗ, huấn luyện của mình. Có lẽ bạn đã nhầm. Chúng thà chịu đánh đau, phạt nhịn ăn, không cần đi ra ngoài nữa… chỉ để làm theo những gì chúng thích chứ không phải là bạn thích.
  • Chó Shiba rất ưa thích chóng đối và làm ngược lại lệnh chủ. Thậm chí, khi bạn cấm chúng việc gì, chúng sẽ len lén vi phạm điều cấm ngay khi có cơ hội. Thực ra là do chó shiba thích làm trò để thu hút sự chú ý của bạn. Chứ nếu bạn ra ngoài, anh chàng chẳng buồn quậy nữa. Vì chả còn khán giả nào để xem những chiêu trò của chúng.
  • Chó Shiba không có khả năng tập trung và hay bỏ cuộc. Thích tự do, độc lập với tập tính như loài mèo vậy.

Đọc tới đây, chắc hẳn bạn bắt đầu có cảm giác bất lực trước giống chó cảnh này rồi? Chẳng lẽ không có cách dạy chúng? Hãy cùng Dogily Petshop tìm hiểu những tuyệt chiêu huấn luyện chó Shiba sau đây nha:

Huấn luyện xã hội hóa cho chó Shiba.

Tại sao lại phải huấn luyện xã hội hóa cho chó Shiba?

Với tính cách bất kham của mình, nếu không được huấn luyện xã hội hóa. Bạn sẽ rất khó kiếm soát hành vi của chó Shiba. Hãy thử tưởng tượng khi có khách tới nhà chơi. Chú chó của bạn nhảy loi choi, kéo gấu quần và sủa liên hồi… Thật là thảm họa phải không?

Với bản năng là một giống chó săn, chó shiba không mấy thân thiện với các vật nuôi khác trong nhà như mèo, chuột hamster. Vì vậy, bạn nên huấn luyện cho chó Shiba làm quen từng bước với các vật nuôi này.

Huấn luyện chó Shiba ứng xử với trẻ em trong nhà. Chó là một loài động vật có tính bầy đàn khá cao. Chúng ý thức rất rõ vị trí của mình trong đàn. Bạn cần huấn luyện cho chú chó Shiba của mình hiểu rằng chúng có vị trí thấp nhất trong gia đình, dưới cả những đứa trẻ. Nếu không chúng sẽ có những hành vi không đúng mực như không nghe lời. Tệ hơn là phản ứng lại, cắn khi lũ trẻ vô ý làm chúng đau hoặc giật mình. Đồng thời, bạn cũng phải huấn luyện cho trẻ trong nhà cách tiếp cận chó Shiba. Nên nhẹ nhàng, âu yếm khi tiếp cận chúng.

Nên huấn luyện cho chó Shiba tập làm quen với các môi trường công cộng, nơi đông người. Tập cho chó làm quen với các âm thanh mạnh như còi xe, tiếng sét, pháo nổi… Để chó lớn lên không bị giật mình khi nghe tiếng động mạnh. Sẽ giật xích và bỏ chạy gây không ít phiền toán cho chủ nhân.

Phương pháp huấn luyện xã hội hóa chó Shiba

Huấn luyện xã hội hóa có nghĩa là bạn cần tập cho chó Shiba con làm quen với môi trường xã hội xung quan. Để có những hành vi và ứng xử đúng mực theo ý muốn của chủ nhân. Việc huấn luyện xã hội hóa cho chó Shiba cần phải được bắt đầu ngay từ khi chó còn nhỏ.

Thời điểm tốt nhất khi để huấn luyện xã hội hóa là ngay sau khi đón chó Shiba về nhà. Bạn nên từ từ, từng bước cho cún cưng làm quen với môi trường mới. Hòa nhập với các thành viên và vật nuôi khác trong gia đình.

Bạn nên khen thưởng kịp thời khi chó có hành vi đúng mức. Khi có làm sai, đe dọa, kích động hoặc quá nhút nhát khi về nhà hoặc môi trường mới. Bạn cần vỗ về, động viên và cho chó tiếp xúc lại. Cho đến khi chó trở nên mạnh dạn và tự nhiên.

Kinh nghiệm huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh đúng chỗ:

Cùng với xã hội hóa, việc huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh đúng nơi quy định là rất cấp thiết. Nếu bạn không muốn chó ỉa đái khắp nhà. Biến nhà bạn trở thành một cái nhà vệ sinh đúng nghĩa của cún cưng. Hãy cùng Dogily tìm hiểu phương pháp huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh đúng chỗ nhé:

Có nhiều phương pháp, nhưng riêng đối với chó Shiba Inu. Chúng tôi tư vấn bạn nên sử dụng phương pháp huấn luyện “đào tạo thùng”. Để xử lý giống chó cứng đầu này thuần thục đi vệ sinh đúng chỗ.

Cơ sở để huấn luyện cho chó Shiba đi vệ sinh đúng chỗ

Nguyên tắc của phương pháp huấn luyện này là dựa trên tập tính của giống chó Shiba. Chúng sẽ cố gắng không đi vệ sinh tại nơi chúng ở. Vì vậy, nếu bạn nhốt chúng trong một cái lông chật. Chúng sẽ nhịn vệ sinh đến hết mức có thể. Và sẽ có các dấu hiệu rên rỉ, kêu để chủ biết. Lúc này bạn mang ra và giữ ở chỗ muốn chúng đi vệ sinh.

Chó Shiba có thói quen đi vệ sinh tại nơi có đánh dấu mùi phân và nước tiểu của chúng. Vì vậy, đây chính là điểm mấu chốt để huấn luyện chó shiba đi vệ sinh đúng chỗ thành công.

Phương pháp huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh đúng chỗ:        

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một cái lồng (hoặc chuồng) có kích thước khoảng bằng 2 lần chiều dài chó. Để sẵn trong chuồng nước uống và đồ chơi.

Để ý trông chừng phản ứng của chó. Khi thấy chó rên rẻ, sủa đòi ra sau khoảng 2-3 h. Ngay lập tức đưa chó con đến chỗ đi vệ sinh.  Liên tục khoảng 1-2 tuần.

Ngoài tập tính không đi vệ sinh tại chỗ ngủ và nghỉ ngơi. Chó Shiba thường hay đi vệ sinh trước và sau khi ngủ. Hoặc sau khi ăn xong khoảng 20-30 phút. Bạn cần nắm được tập tính này khi huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh đúng chỗ.

Kết hợp với việc động viên, khen thưởng kịp thời là một bí quyết trong việc huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh đúng chỗ. Ngay sau khi chó đi vệ sinh xong, khen thưởng bằng lời nói hoặc bánh thưởng cho chó. Để chó hiểu nếu đi đái, ỉa đúng chỗ là một hành vi tốt, được khuyến khích. Đồng thời, có thể cho chó chơi thêm vài phút trước khi đưa chúng trở lại chuồng.

Nếu chó đi vệ sinh bậy ra nhà, bạn ngay lập tức hô “không”. Và đưa chó đến chỗ bạn muốn chúng đi vệ sinh. Làm từng bước, lúc đầu cho chó ra khỏi chuồng 2 giờ/lần. Sau đó kéo dài dần lên 3, 4, 5 giờ.

Đến đây, về cơ bản bạn đã hoàn thành toàn bộ quy trình huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh đúng chỗ rồi. Để chó Shiba đi vệ sinh theo ý muốn, bạn luôn cần phải kiên nhẫn, nhất quán trong huấn luyện.

Vài điểm cần để ý khi huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh:

Ngoài phương pháp nhốt chó trong chuồng, bạn còn có nhiều phương án khác để huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ. Mà trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chưa thể trình bày hết.

Việc nhốt chó lâu trong chuồng, nếu kéo dài dễ gây stress và trầm cảm cho chó. Mối khi cho chó đi vệ sinh xong. Bạn nên cho chúng vui chơi bên ngoài một lúc. Như một phần thưởng cho hành vi đúng.

Làm cho chó cảm thấy thoải mái khi ở trong chuồng. Khi chúng làm sai, đừng coi việc nhốt vào chuồng là một sự trừng phát. Chó sẽ không muốn ở trong chuồng. Và sẽ sủa, kêu la mỗi khi bị nhốt.

Cũng như một đứa trẻ, chó shiba con dưới 1 tuổi chưa thể kiếm soát được hoàn toàn việc đi vệ sinh. Bạn nên kiên trì và nhẫn nại, cho đến khi chó được huấn luyện đi vệ sinh thành thục.

Nếu chỗ đi vệ sinh ra nhà hoặc vị trí bạn không mong muốn. Lau sạch và khử mùi. Để chó không tiếp tục đi vệ sinh ở nơi có mùi được đánh dấu nữa.

Huấn luyện tuân thủ mệnh lệnh cho chó shiba.

Sau khi đã tập cho chó xã hội hóa và đi vệ sinh đúng chỗ. Bây giờ là thời điểm thích hợp đê bạn bắt đầu huấn luyện thực hiện mệnh lệnh cho chó shiba. Giống chó này khá phàm ăn, vì vậy bánh thưởng là điểm mấu chốt để việc huấn luyện chó shiba vâng lời thành công.

Phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn huấn luyện chó Shiba thực hiện các lệnh cơ bản. Đó là: ngồi, ngằm, đứng, gọi tên, bắt tay và đứng yên. Cụ thể như sau:

Huấn luyện lệnh “ngồi”, “nằm”, đứng, yên cho chó Shiba.

Về nguyên tắc các lệnh này có phương pháp huấn luyện như nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ hướng dẫn thực hiện lệnh ngồi. Các lệnh khác thực hiện tương tự.

Đây là lệnh đầu tiên và đơn giản nhất khi huấn luyện chó Shiba. Các bước tiến hành như sau:

Đầu tiên, lấy một miếng bánh thưởng hoặc thức ăn mà chó Shiba ưa thích. Dứ trước mũi để cho chó nhìn và ngửi thấy.

Để chó đứng đối diện, cầm miếng bánh thưởng dứ sát mũi chó. Sau đó từ từ đưa tay lên cao. Theo phải xạ tự nhiên, chó sẽ hướng mũi theo và hạ mông xuống ở tư thế ngồi. Khi chó vừa đặt mông xuống đất, khen giỏi và thưởng bánh.

Lặp lại 15 – 20 lần mỗi ngày cho đến khi chó thành thục. Đến đây, bạn đã huấn luyện chó Shiba tập “ngồi” thành công rồi.

Huấn luyện chó Shiba chạy đến khi gọi tên:

Đây là lệnh đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng. Khi chó chạy ra ngoài, hoặc bạn muốn chó đến gần. Nguyên tắc huấn luyện gọi tên chó Shiba như sau:

Đầu tiên, giữ khoảng cách với chó khoảng 5 tới 6 mét. Dùng một sợi dây xích dài. Trên tay cầm bánh thưởng hoặc thức ăn yêu thích của chó Shiba. Gọi tên chó (ví dụ: “hachi”). Đồng thời kéo nhẹ dây xích. Khi chú chó của bạn nhìn thấy bánh thưởng. Chúng sẽ chạy tới.

Khi chú chó Shiba của bạn chạy tới bên bạn. Thưởng và khen ngợi ngay.

Khi chó đã được huấn luyện gọi tên thành thục với xích. Bước tiếp theo bạn dẫn chó ra một khu vực riêng biệt. Nơi bạn có thể kiểm soát được hành vi của chó. Bỏ dây xích ra và thực hiện lại quy trình huấn luyện gọi tên chó Shiba nêu trên.

Khi chó Shiba đã hoàn toàn thuần thục với bài huấn luyện gọi tên. Bạn có thể đưa chó đến các địa điểm mới. Các khu vực đông người để cho chó làm quen. Và thực hiện huấn luyện gọi tên cho chó Shiba ở đây.

Lời kết:

Việc huấn luyện chó Shiba dựa trên nguyên tắc phản xạ có điều kiện. Trong bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách xã hội hóa cho chó. Huấn luyện chó Shiba đi vệ sinh đúng chỗ và vâng lời. Chung tôi hy vọng bài viết trên sẽ đem đến những kiến thức hữu ích. Để bạn có thể nuôi và huấn luyện một chú chó Shiba ngoan và biết nghe lời.

Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại comment bên dưới bài viết. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua zalo, facebook, điện thoại, tin nhắn… Được tích hợp sẵn trên giao diện website: dogily.vn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với chú chó Shiba của mình.

Phạm Hoàng Long, Dogily Petshop.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *