Bật mí cách nuôi chó Husky đảm bảo khoa học thông minh nhất

Husky nổi tiếng với biệt danh “ngáo” với rất nhiều biểu cảm dễ thương. Giống chó này cũng vô cùng thông minh, trung thành. Tuy nhiên, việc nuôi và chăm sóc Husky như thế nào, có khó không? Cách nuôi chó Husky không quá phức tạp nhưng đòi hỏi cần có kinh nghiệm.  Hãy cùng Rubipet bật mí cách nuôi Husky an toàn, khoa học.

Chế độ dinh dưỡng của Husky qua từng giai đoạn

Cách nuôi chó Husky quan trọng nhất chính là đảm bảo tốt và khoa học về chế độ dinh dưỡng. Tùy thuộc vào từng độ tuổi của Husky sẽ có khẩu phần dinh dưỡng riêng mỗi ngày. Người nuôi cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lý theo từng giai đoạn cụ thể:

Chó Husky dưới 2 tháng tuổi

Husky dưới 2 tháng tuổi là giai đoạn yêu cầu mọi người phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bởi đây là giai đoạn Husky còn non nớt, hệ tiêu hóa chưa ổn định. Chính vì vậy, thức ăn không chỉ cần đảm bảo về dinh dưỡng mà còn cần tốt cho hệ tiêu hóa của chúng.

Trong độ tuổi này, Husky thường được cho ăn cháo hầm và uống sữa. Các bữa ăn nên được chia nhỏ ra thành 3 – 5 bữa với lượng thức ăn vừa phải. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của Husky hoạt động tốt và hấp thụ hầu hết dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, thức ăn của Husky giai đoạn này cần đảm bảo tăng cường hệ vi sinh có lợi cho đường ruột. Hạn chế tối đa tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón,… sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của Husky con.

Giai đoạn Husky dưới 2 tháng tuổi
Giai đoạn Husky dưới 2 tháng tuổi

Husky trong giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi

Cách nuôi chó Husky ở giai đoạn này sẽ tập trung lớn vào dinh dưỡng đa dạng. Bởi đây là độ tuổi Husky bắt đầu phát triển về cơ. Bạn nên cung cấp đầy đủ các nhóm chất trong khẩu phần ăn mỗi ngày của Husky như thịt, cá, rau, tinh bột. Hãy đảm bảo rằng mọi thực phẩm đều được nấu chín hoàn toàn.

Ở giai đoạn này bạn có thể tăng lượng thức ăn và giảm bữa trong ngày xuống. Theo đó, bạn chỉ cần cho Husky ăn từ 3 – 4 bữa. Đối với các thức ăn to và cứng nên được nghiền nhỏ để đảm bảo Husky tiêu hóa dễ dàng hơn.

Husky từ 3 đến 6 tháng tuổi
Husky từ 3 đến 6 tháng tuổi

Giai đoạn Husky trên 6 tháng tuổi đến 1 năm

Ở giai đoạn trên 6 tháng tuổi, Husky dần trưởng thành và quá trình chăm sóc cũng đỡ phức tạp hơn. Với giai đoạn này, bạn có thể tiếp tục tăng lượng khẩu phần ăn và giảm bữa xuống còn 2 – 3 bữa một ngày trong cách nuôi chó Husky. Hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như xương, cá, nội tạng của động vật,…

Hãy để Husky làm quen với các thức ăn cứng như xương. Điều này sẽ giúp chúng rèn luyện cơ hàm chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, cho Husky ăn một số thực phẩm tốt cho sự phát triển của lông như trứng vịt lộn. Những thực phẩm này giúp bộ lông của Husky thêm mượt và bớt rụng đi rất nhiều.

Thức ăn cho Husky trên 6 tháng đến 1 năm
Thức ăn cho Husky trên 6 tháng đến 1 năm

Chăm sóc Husky trên 1 tuổi

Husky trên 1 tuổi đã không quá khó khăn trong cách chăm sóc. Lúc này Husky đã trưởng thành hoàn toàn. Bạn không cần thay đổi quá nhiều về thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Tuy nhiên, cần tăng lượng khẩu phần ăn trong mỗi bữa cho Husky.

Trong giai đoạn này, thành phần dinh dưỡng của husky cần được đảm bảo theo tỷ lệ:

  • Đạm chiếm khoảng 40 – 50%. Bạn có thể cho Husky ăn thịt bò, nội tạng động vật và thêm một số loại thức ăn khác như trứng gà, vịt, trứng vịt lộn. Hãy cân nhắc một lượng trứng vừa phải để không khiến Husky bị đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
  • Tinh bột sẽ cần khoảng 30- 40%. Tinh bột được nạp vào cơ thể Husky chủ yếu là cơm. Hãy cho Husky ăn thêm khoai để giảm tình trạng táo bón.
  • Chất xơ: bạn có thể bổ sung thêm trong mỗi bữa ăn của Husky một phần nhỏ chất xơ từ rau củ. Có thể bổ sung thêm trái cây, sữa chua, phô mai,…

Những điều cần lưu ý trong cách nuôi chó Husky

Cách nuôi chó Husky không quá phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi và chăm sóc bạn cần chú ý khá nhiều yếu tố. Những điều này giúp cho Husky có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh hơn.

  • Nên thường xuyên thay nước trong khay đựng hàng ngày cho Husky. Việc thay nước và vệ sinh khay sẽ giúp đảm bảo cho Husky không mắc các bệnh về đường ruột. Bên cạnh đó, khay đựng đầy nước giúp chúng uống dễ dàng hơn.
  • Không cho Husky ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đồ tanh sống hay tinh bột khó tiêu. Husky là giống chó rất dễ mắc các bệnh về đường ruột. Bởi vậy, cần chú ý rất kỹ tới khẩu phần ăn cũng như vệ sinh trong ăn uống của chúng.
  • Hãy rèn luyện cho Husky thói quen ăn uống đúng giờ và đủ bữa. Không để Husky ăn quá nhiều hoặc quá ít. Việc ăn quá nhiều có thể khiến chúng dư thừa dưỡng chất dẫn tới béo phì. Ngược lại, việc ăn quá ít sẽ khiến chúng chậm phát triển, sức khỏe không đảm bảo.
  • Chú ý trong quá trình tắm rửa, vệ sinh cho Husky. Nên tắm rửa, cắt móng chân đều đặn cho Husky. Sau khi tắm xong cần sấy khô lông để tránh tạo điều kiện cho nấm, ghẻ xuất hiện. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cắt tỉa lông thường xuyên, nhất là vào thời điểm nắng nóng.
  • Husky khá hiếu động, cần được giải phóng năng lượng nên cần đưa chúng đi dạo và vui đùa mỗi ngày.
Lưu ý trong cách nuôi Husky
Lưu ý trong cách nuôi Husky

Phương pháp nuôi chó Husky phù hợp tại Việt Nam

Husky được biết đến là giống chó sói Bắc Cực, phù hợp với điều kiện khí hậu mát mẻ. Chính vì vậy, khi chuyển sang môi trường sống nhiệt đới tại Việt Nam sẽ có sự thay đổi khá lớn. Để Husky làm quen với môi trường khí hậu nước ta sẽ khá khó khăn.

Thời tiết nắng nóng khiến cho Husky rất dễ mắc phải các bệnh lý như cảm, sốc nhiệt,… Để Husky phát triển tốt, khỏe mạnh bạn cần chú ý tạo môi trường sống thông thoáng và mát mẻ. Bạn có thể bật điều hòa trong không gian nhà vào những ngày thời tiết quá nóng, nhất là buổi trưa.

Vào ban ngày nền nhiệt cao, bạn không nên để Husky ra ngoài. Thay vào đó hãy cho chúng đi dạo, vui chơi vào thời điểm sáng sớm hoặc buổi chiều tà, tối. Như vậy sẽ đảm bảo mức nhiệt độ thích hợp hơn để Husky không bị sốc nhiệt.

Cách nuôi Husky tại Việt Nam
Cách nuôi Husky tại Việt Nam

Các bệnh thường gặp trên chó Husky và cách phòng tránh

Husky là giống chó có nguồn gốc từ Bắc Cực. Chính vì vậy, khi chuyển về sống tại nước ta sẽ rất dễ gặp phải các bệnh lý như da, lông hoặc đường tiêu hóa. Nguyên nhân một phần do yếu tố thời tiết tác động. Ngoài ra, Husky còn có thể mắc một số bệnh về xương khớp, béo phì,… do chế độ chăm sóc, dinh dưỡng thiếu khoa học.

Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý này, người nuôi cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho Husky. Vệ sinh sạch sẽ chuồng, khay đựng nước và thức ăn của Husky thường xuyên.Hãy tìm hiểu các kiến thức trong cách nuôi chó Husky để hạn chế những bệnh lý nguy hiểm này.

Tiến hành tiêm phòng vacxin đầy đủ, tẩy giun định kỳ để đảm bảo phòng ngừa tốt các bệnh nguy hiểm như dại, care, viêm phổi,… Hãy đưa Husky tới phòng khám thú y uy tín để thăm khám định kỳ, giúp phát hiện sớm nhiều bệnh lý không mong muốn.

Đặc biệt, Husky là giống chó nhiều năng lượng. Bạn cần tạo không gian sinh hoạt, vui đùa cùng chúng mỗi ngày để tránh Husky bị béo phì, trầm cảm.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách nuôi chó Husky. Cách nuôi và chăm sóc Husky cần được chú ý phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Hãy đảm bảo chó Husky phát triển khỏe mạnh với chế độ ăn khoa học và chăm sóc đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *