Cách sơ cứu khi bị chó cắn? {Góc tư vấn Dogily Q&A}

Chó cũng là một loài vật nguy hiểm nếu như bạn không thân quen với chúng. Và trong những trường hợp xấu khi bị chó cắn bạn đã biết phải làm gì chưa? Hãy tìm hiểu cách sơ cứu khi bị chó cắn hữu ích dưới đây cùng Dogily nha

Khi cảm thấy không có sự an toàn cho mình, những chú chó sẽ có xu hướng tấn công, thậm chí có những trường hợp chúng tấn công cả những người trong gia đình đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nguy hiểm hơn là khi bạn bị những con chó đã mắc bệnh dại tấn công. Trong những trường hợp như vậy việc đầu tiên bạn cần làm đó là sơ cứu vết thương ngay lập tức dù con chó đó có mắc bệnh hay không sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị. Hãy tìm hiểu về cách sơ cứu khi bị chó cắn để phòng tránh những điều đáng tiếc xảy ra cho bạn và cả gia đình.

Khi bị chó cắn hãy lập tức sơ cứu vết thương
Khi bị chó cắn hãy lập tức sơ cứu vết thương

Các bước sơ cứu khi bị chó cắn

Bước 1: Sơ cứu vết cắn ngay sau khi bị chó cắn

  • Khi bị chó cắn hãy ngay lập tức sơ cứu vết thương bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước, không chà xát quá mạnh.
  • Nếu vết thương ở trong quần, áo, bạn hãy cắt bỏ phần trang phục đó để không cho mầm bệnh từ nước miếng của chó xâm nhập vào trầm trọng thêm vết thương.
  • Đối với những trường hợp chó cắn nhiều chỗ, vết thương bị chảy nhiều máu hãy lập tức gọi cấp cứu. Việc cần làm lúc này là hãy làm mọi cách để cầm máu chỗ bị thương. Tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước. Cách cầm máu hiệu quả nhất là hãy đưa vết thương lên vị trí cao tiếp đó dùng băng gạc quấn lên vết thương.
  • Trong những trường hợp chó cắn quá nghiêm trọng, không thể cầm được máu thì hãy lấy dây quấn chặt vết thương lại để việc chảy máu không bị diễn ra quá nhiều.
Dù là vết thương nặng hay nhẹ bạn cũng nên sơ cứu thật cẩn thận
Dù là vết thương nặng hay nhẹ bạn cũng nên sơ cứu thật cẩn thận

Bước 2: Kiểm tra vết cắn và bôi thuốc sát trùng vết thương

  • Đối với những vết thương nhẹ, sau khi sơ cứu khi bị chó cắn bằng cách rửa với nước. Thì hãy kiểm tra xem vết cắn có nghiêm trọng không. Có 2 loại đó là vết cắn trầy xước nhẹ và vết cắn gây chảy máu và sâu.
  • Nếu vết thương đã cầm được máu hoặc máu chảy ra không nhiều. Có thể dùng thuốc sát trùng sau đó băng bó. Chú ý không băng quá chặt.
  • Nếu là loại vết thương hở khi chó cắn xé thịt ra. Thì không được bôi các loại sát trùng như oxy già, thuốc tím, cồn. Hãy đến cơ sở y tế để xử lý.
  • Đối với loại quá nặng thì chắc chắn là phải đi kiểm tra và chữa trị.
  • Một lưu ý là dù bạn có bị chó cắn ở mức độ nào. Sau khi đã làm các bước Sơ cứu khi bị chó cắn hãy đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Để có cách giải quyết ngay lập tức, tránh hậu họa đáng tiếc xảy ra.

Bước 3: Theo dõi con chó đã tấn công bạn

  • Hãy xem xem con chó tấn công mình là con chó nào.
  • Nếu nó sống trong khu vực bạn sinh sống. Hãy nhắc với chủ nhà và hỏi những thông tin cần thiết như chó đã tiêm phòng chưa? dạo gần đây có biểu hiện lạ nào không ? Sau đó hãy nhắc chủ nhân nhốt chó lại. Để chúng không tấn công thêm người khác và cùng theo dõi xem như thế nào.
  • Còn nếu là loại chó vãng lai thì bạn hãy đi tiêm phòng ngay lập tức.
Việc sơ cứu khi bị chó cắn kịp thời và đúng cách giúp giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra
Việc sơ cứu khi bị chó cắn kịp thời và đúng cách giúp giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra

Khi chó cắn cần lưu ý những gì?

Chắc chắn khi bị chó cắn ai cũng hoảng sợ nhưng bạn cũng nên chú ý những điều sau đây.

  • Có những giai đoạn, chó sẽ có thể cắn người. Ví dụ như mọc răng hoặc động dục… Vậy nên nếu là chó bạn đang nuôi và chúng đang trong giai đoạn đó. Thì có thể phần nào yên tâm và tự xử lý vết cắn tại nhà.
  • Chu kỳ theo dõi chó cắn người là trong vòng 15 ngày. Trong thời gian đó nếu chó có những biểu hiện lạ. Sau đó chết hãy đi tiêm phòng sớm nhất có thể. Nếu chó bình thường thì bạn có thể yên tâm.
  • Hãy quan sát kỹ con chó đã cắn bạn xem có những biểu hiện sau đây không ?: miệng chảy dãi, hung dữ… thì ngay lập tức hãy đi tiêm phòng.
  • Nếu là trẻ em bị chó cắn dù nặng hay nhẹ. Hãy đưa đi kiểm tra tại các cơ sở uy tín và tiêm phòng sớm để tránh rủi ro.
  • Càng là chó nhà cắn càng phải cẩn thận. Vì bạn đã nuôi chó một thời gian, gì thì gì chúng sẽ có tình cảm với bạn. Không thể tự nhiên cắn chủ nhân được chính vì vậy hãy thật cảnh giác trong trường hợp này.
Bạn cần biết những kỹ năng tự phòng vệ để tránh bị chó cắn
Bạn cần biết những kỹ năng tự phòng vệ để tránh bị chó cắn

Trên đây là cách sơ cứu khi bị chó cắn đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Hãy làm theo hướng dẫn để phòng tránh những điều đáng tiếc xảy ra, đồng thời hạn chế nguy hiểm cho cả những người xung quanh nếu bạn là nạn nhân. Để tìm hiểu thêm các kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc chó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *