Chó là một thú cưng phổ biến ở Việt Nam. Khi nuôi dưỡng chúng thì sẽ có trường hợp chúng bị mắc bệnh. Nên có kiến thức cơ bản về cách chữa trị cho chó là một điều rất cần thiết. Cụ thể là cần có kinh nghiệm về cách tiêm cho chó cũng như cách cho chó uống thuốc.
Cách tiêm cho chó
Tự tiêm ở nhà cho chó giúp giảm thiểu chi phí
Trong khi nuôi chó thì không thể tránh khỏi việc chó bị bệnh hay cần tiêm phòng vacxin cho nó. Nếu nơi ở của bạn không gần trạm thú y thì bạn nên chở chó đến chỗ thú y khám một vài lần. Và rồi nhờ bác sĩ thú y tư vấn về thuốc và điều trị tại nhà cho thú cưng.
Khi chó bị bệnh cần phải điều trị trong thời gian dài. Mà kinh tế của chủ nuôi ở mức tầm trung thì có thể tự mua thuốc để giảm một khoản chi phí. Rồi tự tiêm tại nhà cho chó và cho nó uống thuốc.
Chúng ta nên thường xuyên tiêm phòng vắc xin theo định kì cho thú cưng. Vậy nên nếu biết cách tự tiêm sẽ vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm được tiền bạc.
Một số hoàn cảnh cần tự tiêm cho chó
Trong một số nghịch cảnh như chó bạn bị bệnh quá nặng hay đang trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Mà khi đó nhà bạn lại quá xa với trạm thú y thì ta cần nên tự tiêm ngay cho chó. Đó là hành động khẩn cấp cần thiết để cứu sống thú cưng của mình.
Ví dụ như khi chó bị dính bả hay nuốt nhầm chất độc hại. Thì nên tiêm để giải độc ngay cho chó. Nếu tiệm thuốc tây ở gần nhà còn trạm thú y lại cách khá xa. Thì hãy lại mua thuốc ở tiệm thuốc tây gần nhà hơn. Như thế sẽ tiện hơn và tiết kiệm thời gian hơn để nâng cao khả năng cứu sống nó. Sau khi đã sơ cứu rồi thì lúc đó đưa nó đến trạm thú y. Như vậy sẽ an toàn hơn cho thú cưng của bạn.
Quy trình tiêm cho chó
Lựa chọn kim tiêm cỡ nào là phù hợp?
- Các loại kim tiêm
Dựa theo trọng lượng của chú chó thì ta sẽ chọn kim tiêm cho phù hợp. Nếu chó bạn nhỏ hơn 2 kg thì sử dụng kim tiêm 1cc. Bởi vì lượng thuốc tiêm vào sẽ không quá 1cc. Và mũi kim nhỏ thì tiêm sẽ ít làm chó đau hơn.
Nếu chú chó lớn hơn, nặng từ 2kg – 4kg thì dùng kim tiêm 1cc hay 3cc. Tùy vào lượng thuốc tiêm phù hợp. Nếu lượng thuốc nhỏ hơn 1cc thì nên dùng kim 1cc. Còn nếu lượng thuốc nhiều hơn 1 cc thì ta cần phải dùng kim 3cc.
Nếu chó có trọng lượng khoảng hơn 4kg thì bạn dùng kim tiêm 3cc hay 5cc. Tùy vào lượng thuốc để chọn kim tiêm thích hợp.
Kim tiêm thì mua khá dễ dàng. Nó được bán ở các hiệu thuốc tây hay trạm thú y. Bạn cần loại nào thì cứ hỏi người bán.
Cầm kim tiêm đúng cách khi tiêm cho chó
Khi tiêm thì bạn hãy cầm chắc ống tiêm. Rồi đặt mũi hở của đầu kim hướng lên trên. Lưu ý là không nên đặt úp mũi hở đầu kim xuống dưới khi tiêm cho chó. Bởi vì như thế sẽ khiếm thuốc bơm trong ống tiêm bị nghẹt rồi thuốc sẽ không tiêm vào được. Khi đó, ống chích khi tiêm sẽ rất cứng. Nếu bạn cố dùng sức để bơm thì chó sẽ đau và có thể giãy giụa gây ra gãy kim tiêm.
Khi ta rút thuốc vào ống thì phải đẩy thuốc lên hết trên. Đungè nên để chừa bất kì khoảng dư nào ở đầu ống. Đồng thời nên búng nhẹ vào ống tiêm để bỏ bớt những bọt khí trong ống.
Giữ chắc chó khi tiêm
Khi tiêm thì chú chó có lẽ sẽ bị đau và hoảng sợ. Cho nên cần giữ chắc chú chó lại. Khi tiêm thì cần ít nhất là hai người hỗ trợ nhau , một người giữ chó lại còn một người thì tiêm nó. Nếu như chó bạn bị bệnh nặng rồi cơ thể bị yếu đi hoặc không cảm giác được đau. Thì lúc này có thể chỉ cần một người vừa tiêm vừa giữ thôi.
Để bắt đầu bạn dùng tay nắm nhẹ ở gãy chó. Tay còn lại sẽ ôm giữ nó. Đồng thời dùng tay gãi gãi và trò chuyện với nó để nó sẽ không tập trung đến cây kim tiêm. Chúng ta nên giữ chó nhẹ nhàng, đừng nên giữ quá mạnh. Vì khi đó chó sẽ sợ hãi và phản ứng lại.
Hoặc bạn dùng cả 2 tay đặt vào hai nách chân trước của nó. Sau đó bế lên, nhấc bổng làm chân nó không chạm được đất. Hoặc là cho chú chó đứng bằng 2 chân sau rồi ôm nhẹ vào lòng hoặc bế lên đùi. Rồi mới bắt đầu tiêm cho nó.
Một mẹo khi tiêm cho chó là nên đeo rọ mõm cho nó. Điều này sẽ giúp an toàn cho cả người tiêm và cho cả chính chú chó của bạn.
Các cách tiêm cho chó
Tiêm dưới da chó
- Tiêm dưới da chó
Tiêm ở khu dưới da chó là cách tiêm dễ nhất cũng là phổ biến nhất. Đa số những chủ thường tiêm dưới da hết. Và cách tiêm cũng khá đơn giản nên bạn không cần lo lắng quá nhiều.
Để bắt đầu tiêm dưới da cho thú cưng, bạn nên kéo lớp da ở bên hông hoặc ở sống lưng của nó. Sau đó chích vào khoảng giữa 2 lớp da với một góc 45 độ.
Sau khi chích thuốc xong, bạn nên vỗ nhẹ vào chỗ mới tiêm để thuốc có thể tan dễ dàng. Lưu ý không nên đâm hết cả mũi tiêm vào da. Chỉ cần lỗ hở đầu kim vào trong da là được.
Đôi lúc tiêm cho chó thì bạn sẽ thấy máu chảy ra. Đó là bởi vì bạn đã tim trúng mạch máu của nó. Da chó có nhiều mạch máu nhỏ nên lúc tiêm rất dễ trúng vào mạch máu. Nhưng bạn đừng nên quá lo lắng. Chỉ cần dùng bông gòn thấm và vệ sinh chỗ mới tiêm là được.
Tiêm ở bắp chó
- Tiêm ở bắp chó
Cách tiêm này tiêm sẽ khó hơn so với cách tiêm ở dưới da chó. Và nếu bạn nhát tay thì sẽ rất khó mà làm được. Và nếu không xác định được chỗ tiêm chính xác thì sẽ dễ tiêm nhầm. Điều này sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng cho thú cưng.
Đối với chó thì thường tiêm ở bắp chân hay ở hai bên sống lưng cho nó. Và khi tiêm ở bắp sẽ làm nó đau hơn so với việc tiêm ở dưới da.
Khi tiêm thì bạn tiêm vào bắp đùi chỗ chân chó hay cơ lưng ở 2 bên của nó. Sau đó hướng mũi tiêm thẳng xuống vị trí đã xác định. Chô này hơi khó tiêm và khó để hình dung. Nên nếu banh nhát tay hay không hiểu rõ về cách tiêm này thì nên đưa thú cưng đến trạm thú y.
Tuyệt đối đừng tiêm vào gân hay xương chó vì sẽ gây ra tê liệt chân. Với những chú chó béo ú thì dễ tiêm hơn. Vì chúng có nhiều thịt mỡ nên khi tiêm sẽ ít sợ trúng gân xương hơn. Ngược lại với những chú chó ốm gầy thì nên cẩn thận hơn hoặc có thể đưa nó đến trạm thú y để được các bác sĩ tiêm ngừa.
Tiêm ở ven chó
- Tiêm ở ven chó
Tiêm ở ven là một cách tiêm cực khó. Và nếu không có hướng dẫn của bác sĩ thì bạn không nên tự tiêm cho chúng. Muốn tiêm ở ven chó thì điều đầu tiên cần xác định là vị trí tĩnh mạch của chó. Sau đó mới có thể tiêm ven cho thú cưng.
Thường thì bác sĩ sẽ lấy ven ở bốn chân chú chó. Do tiêm ở ven sẽ rất khó khăn nên chó thường thấy đau. Chính vì vậy bạn cần cẩn thận để đâm kim tiêm đúng hướng và thuận theo chiều xuôi của tĩnh mạch. Nếu bạn lỡ tay tiêm lệch thì tĩnh mạch nơi đó sẽ bị vỡ và gây sưng tấy lên. Thế là bạn sẽ không được tiêm ở chỗ đó nữa mà phải lấy ven ở nơi khác.
Khi tiêm ở ven thì chắc chắn chú chó của bạn đã bị bệnh nặng. Chính vì thế nên đưa thú cưng đến thú y để được chữa trị và tiêm đúng cách.
Các cách cho chó uống thuốc
- Các cách cho chó uống thuốc
Trong quá trình chữa bệnh cũng như tiêm cho chó thì ta thường hay kết hợp cho nó uống thuốc. Tiêm và uống thuốc sẽ giúp chó mau chóng khỏe hơn. Đa số thuốc của chó đều không dễ uống thậm chí có một số loại còn khó ngửi. Chính vì thế nên chó thường không muốn uống hoặc nhả thẳng thuốc ra. Cho nên khi cho uống thuốc thì bạn nên để ý xem nó có nuốt thuốc hay không hay là nhè thuốc ra hoặc nôn ra ngoài.
Dùng tay đút thuốc
Bạn có thể ra hiệu cho chó ngồi ngay ngắn. Sau đó dùng tay mở miệng nó ra. Tay còn lại sẽ ném viên thuốc vào miệng chú chó. Bạn ném làm sao để thuốc rơi đúng ở vị trí cuối lưỡi. Nhưng cẩn thận đừng để chó bị nghẹn. Rồi dùng tay nắm chặt miệng chúng để tránh chúng hả miệng nhả thuốc ra. Chỉnh phần đầu của chó ngửa lên và dùng tay còn lại vuốt nhẹ nhàng phần yết hầu của nó.
Khi chó nuốt thuốc xuống bụng thì chúng sẽ liếm môi. Và bạn đã thấy thuốc đã được nuốt xuống. Một mựo nhỏ khi cho chó uống thuốc thì bạn nên cổ vũ chúng. Tuyệt đối không nên la hét gọi nó đến uống thuốc vì có thể khiến nó sợ. Bạn nên lại gần và cho nó uống thuốc.
Cho chó uống thuốc ‘nước’
Các bước để cho chó uống thuốc nước
Chuẩn bị thuốc ‘nước’ và lắc đều chai thuốc đó. Lấy kim tiêm nhưng bỏ đầu nhọn ra, để lại phần ống tiêm. Sau bạn rút một lượng vừa đủ vào ống tiêm rồi để nó ở nơi dễ lấy. Rồi gọi chú chó đến bằng giọng thoải mái, đừng để cho chúng cảm thấy lo sợ hay bất an.
Bạn đặt chân sau của nó để tựa vào một vật bất kỳ. Như thế sẽ giúp chú chó không thể lùi xa phía bạn được. Hoặc nếu bạn đặt chú chó ở một bề mặt cao hơn mặt đất thì nên cần có người giúp đỡ. Người đó sẽ giữ chặt chú chó lại để nó sẽ không nhảy ra hoặc chạy rớt xuống bàn. Tránh cho nó bị thương.
Dùng một tay cầm ống tiêm. Tay còn lại sẽ nhẹ nhàng cầm miệng chó từ bên trên. Rồi đẩy đầu chú chó ngửa ra đằng sau. Rồi để đầu ống tiêm vào khe hở giữa má và răng của nó. Từ từ bơm thuốc vào miệng chó.
Trong quá trình uống thuốc
Nên chia thành nhiều lần để thuốc bơm vào miệng chó theo số lượng nhỏ. Và có thời gian nghỉ ngơi giữa mỗi lần. Đừng bơm thuốc quá nhanh sẽ khiến cho thú cưng của bạn chưa kịp nuốt xong nước thuốc trong miệng. Và cũng tuyệt đối đừng bơm một lượng lớn thuốc vào miệng nó. Khi đó chó sẽ bị sặc hoặc nôn mửa ra ngoài.
Trong lúc bơm nước thuốc vào miệng chó ta nên giữ kín miệng chúng lại và hơi nâng đầu của chúng lên. Nó sẽ giúp chú chó dễ dàng nuốt thuốc hơn. Hãy xoa nhẹ phần hầu của nó để nó uống thuốc dễ dàng hơn.
Đôi lúc chó sẽ nôn ra một chút thuốc . Lúc đó bạn đừng để cho chó uống thêm bất kì loại thuốc nào nữa. Trừ trường hợp chú chó nôn hết toàn bộ phần thuốc đã được bơm vào.
Sau khi uống thuốc xong
- Thưởng bánh cho chó
Sau khi thú cưng uống thuốc xong thì bạn nên dùng khăn ướt mềm lau những nước thuốc trên mặt chúng. Để chúng không đánh hơi mùi thuốc được và cũng sẽ không cảm thấy sợ hãi khi cho chúng uống thuốc vào những lần tiếp theo.
Bạn nên thường khen ngợi để chó để chó cảm thấy vui vẻ. Nếu được thì bạn nên thưởng đồ ăn ngon cho chó sau mỗi lần cho nó uống thuốc. Điều này sẽ giúp chúng phối hợp bạn vào những lần uống thuốc tiếp theo. Bạn cũng nên chú ý lần đầu cho thú cưng uống thuốc phải làm nhẹ nhàng và cẩn thận. Thì những lần uống thuốc sau mới dễ dàng được.
Sau khi cho chú chó uống thuốc xong thì bạn nên rửa ống tiêm sạch sẽ để dùng cho các lần sau.
Lời kết
Trên đây là các phương pháp tiêm cho chó và biện pháp cho chó uống thuốc. Cùng với đó là một số mẹo nhỏ đối với các bước thực hiện. Dogily hi vọng rằng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp bạn trong quá trình nuôi chó. Bạn có thể truy cập vào trang chủ của Dogily để biết thêm nhiều thông tin về chó nữa nhé.