Khi chăm sóc một chú chó đã khó rồi. Đằng này phải chăm sóc chó con hay chó đang mang thai thì độ khó càng gấp bội. Vì hiểu rõ nỗi khó khăn của các chủ nuôi nên Dogily xin chia sẻ một chút kinh nghiệm về chăm sóc chó cưng tại nhà.
Chăm sóc chó con

Chọn chó con
Điều đầu tiên là bạn cần tìm hiểu và chọn một chú chó thích hợp để nuôi. Thí dụ bạn là một người mới nuôi chó thì nên kiếm một bé dễ nuôi để chăm sóc. Còn nếu bạn là người đã có kinh nghiệm rồi thì có thể chọn một bé ‘khó chiều’ hơn để nuôi. Dogily sẽ hướng dẫn sơ cho bạn cách chọn cún con thích hợp nhất.
Cần tìm hiểu xem bố mẹ của chú chó mà bạn tính chọn như thế nào, nếu có tính chất giao phối cận huyết hoặc đồng huyết thì không nên chọn. Lưu ý là bạn cần đánh giá chính xác đặc tính của thú cưng và chọn chính xác giống chó mà bạn đang tìm, đừng nên chọn chó cảnh theo trào lưu.
Nên chọn chú chó hơn 8 tuần tuổi, đã tiêm phòng đủ 2 mũi và tẩy giun đầy đủ. Khi đến xem thì phải nhìn biểu hiện của chó như nó có nhanh nhẹn không? Có nghịch lắm không? Mắt có bị đỏ hay nhiều gỉ mắt không? Miệng chó có nhiều nước bọt chảy ra không? Có ho khạc gì không?…
Nếu bạn thấy cún con nhanh nhạy, không nhát người và không có biểu hiện gì bất thường thì hãy chọn nó. Để tìm được một chú chó tốt thì bạn nên dành thêm thời gian để xem xét thật kỹ. Đừng nên nóng vội mà chọn nhầm một chú chó không như mong đợi.
Chuẩn bị chỗ ở cho chó con

Khi bạn đã tìm được chú cún hợp ý thì bước tiếp theo là cần phải chuẩn bị chỗ ở cho chúng nữa. Cún con cũng như một đứa bé mới sinh vậy. Chúng rất tò mò và thích khám phá mọi thứ ở xung quanh. Chính vì thế bạn nên chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi đón bé về nhà mới.
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một nơi ở của cún thoáng mát và đủ ánh nắng. Có thể chọn chỗ gần cửa vì chúng có thể tắm nắng vào buổi sáng, tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là không nên để cún con ở phòng máy lạnh vì như thế cún con sẽ dễ bị nhiễm lạnh.
Tiếp đó bạn nên dọn hết những vật nhọn và nguy hiểm xung quanh để ngừa cún con nuốt nhầm. Đồng thời cũng để đồ vật quan trọng tránh xa khu vực hoạt động của chúng ra. Để tránh bị hư hoặc bị cắn hỏng và nên đóng kín các cửa sổ thấp. Để chúng không thể leo được ra ngoài. Tuyệt đối không được để chúng ngồi lên các chỗ cao và nguy hiểm như cầu thang, ban công.
Thường thì trong khoản thời gian đầu, chó có thể sẽ chưa quen với việc đi vệ sinh đúng chỗ hoặc còn rất bừa bộn. Vì thế bạn nên đặt cún ở chỗ nào tiện với việc dọn vệ sinh đống chất thải của chúng như ở nhà bếp. Bạn cũng cần huấn luyện cún đi vệ sinh đúng chỗ.
Cho cún con ăn

Lúc đầu thì nên cho bé ăn theo khẩu phần mà chủ cũ thường cho ăn. Sau khi nó quen dần thì bạn mới từ từ đổi lại chế độ ăn khác cho phù hợp. Đối với cún con thì thức ăn nên xay nhuyễn hoặc bằm nhỏ để chúng dễ nhai và tiêu hóa. Đồng thời cũng nên cho chúng uống sữa và bổ sung thêm vitamin.
Khi bé đã lớn hơn chút thì có thể đổi thành các đồ cứng hơn, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết. Vào giai đoạn này chỉ nên cho cún ăn ngày 3 bữa, đừng nên để thức ăn sẵn nguyên ngày.
Một vài điểm cần lưu ý
Khi mới rước cún con về thì không được dùng nước tắm ngay, nếu thấy hơi bẩn thì có thể dùng phấn để tắm. Với nhiệt độ thấp hơn 20 hoặc đang bệnh thì cũng không được tắm.
Chú ý những thức ăn nhiều dầu mỡ, ôi thiu thì không được cho chúng ăn. Nếu chó có các biểu hiện như bỏ bữa, mệt mỏi, ho khạc … thì nên đưa đến bác sĩ thú y.
Bạn có thể để bé đăng ký tham gia các lớp huấn luyện chó. Nếu bé nó quá nghịch ngợm đến nỗi bạn không thể kiểm soát được.
Nhớ là đưa chúng đi tiêm phòng đầy đủ nhé. Việc này vừa bảo vệ chăm sóc chó con và cũng là bảo vệ chính bản thân bạn nữa đấy.
Một mẹo nhỏ nữa là việc chơi đùa cùng cún con sẽ giúp bạn và nó thân nhau hơn đấy. Việc dắt chó đi dạo là một phương pháp giúp chúng tập luyện và vui vẻ hơn.
Chăm sóc chó đẻ (chó mang thai) :

Đây là việc đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm. Khi phát hiện chó mang thai thì bạn nên chở bé đến bác sỹ thú y để kiểm tra. Sau đó xin bác sĩ tư vấn để có cách chăm sóc tốt nhất.
Trong giai đoạn mang thai thì chó mẹ thường dữ hơn, vì thế bạn phải chú ý không được để người lạ tiếp xúc với chúng.
Cần chuẩn bị sẵn sằng một chỗ đẻ cho chó trong 1 tuần trước khi sinh. Chỗ đẻ phải được dọn dẹp sạch sẽ, yên tĩnh, có khăn sạch để chó con nằm.
Đoạn thời gian trước lúc chó mẹ đẻ thì không được cho ăn các thức ăn khó tiêu hóa. Nếu như từ lúc 6-8 tiếng đồng hồ mà nó vẫn chưa đẻ được. Thì gọi bác sĩ thú y liền vì có thể bị khó đẻ hoặc thai quá to dẫn đến khó sinh.
Khi chó đẻ xong thì bạn đừng mang cún con đi mà hãy để đó cho chúng bú sữa mẹ. Nếu chó con không có uống sữa mẹ. Sẽ làm chúng yếu hơn và dễ gặp chuyện không may hơn. Và nếu mang cún con đi sẽ kích động chó mẹ. Chính vì thế nên để chúng nằm cạnh mẹ chúng.
Sau khi sinh nở xong xuôi thì bạn cho nó uống nước muối loãng và ăn nhẹ để hồi sức. Rồi thay ổ lót để chúng cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn. Tuy nhiên chú ý là không được lót quá dày vì sẽ làm chó mẹ đè trúng chó con.
Lời kết
Đó là một số thông tin và một số mẹo hữu ích giúp cho bạn chăm sóc chó cưng tốt hơn. Chúc bạn sẽ có được những chú chó đáng yêu và khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích của Dogily nhé!