Chó Golden có dễ/khó nuôi không? Dogily Q & A

Chó Golden có dễ nuôi không? Câu hỏi này đang là thắc mắc của không ít người quan tâm đến giống chó Golden. Những chú chó lông vàng này nổi tiếng bởi vẻ ngoài hiền lành, dễ thương, vô cùng thông minh và rất hiểu chuyện. Nhưng vì là giống chó cảnh từ nước ngoài du nhập về Việt Nam nên trong quá trình nuôi Golden, bạn vẫn phải ghi nhớ một vài lưu ý nhất định.

Chó Golden có dễ nuôi không?

Chó Golden có dễ nuôi không? Trong số các giống chó cảnh phổ biến tại Việt Nam hiện giờ, Golden xếp vào nhóm tương đối dễ nuôi. Chúng thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu tại nước ta, không quá kén chọn đồ ăn, ít bị bệnh vặt.

Ảnh 1: Chó Golden có dễ nuôi không?
Ảnh 1: Chó Golden có dễ nuôi không?

Hơn nữa, Golden còn rất thông minh nên chủ nuôi không phải mất quá nhiều thời gian huấn luyện. Đặc biệt, tỷ lệ thực hiện thành công bài học mới trong lần nhắc nhở đầu tiên của Golden lên đến 95%. Golden luôn tiếp thu kiến thức rất nhanh, chúng chỉ mất trung bình 10 phút để học lệnh mới.

Xét về mặt sức khỏe, Golden không hay bị mắc bệnh vặt. Tuổi thọ trung bình của giống chó này đạt 10 đến 12 năm. Nếu được chăm sóc tốt, sinh sống trong môi trường phù hợp, chúng thậm chí còn sống lâu hơn.

Nói chung, Golden không phải là giống chó quá khó luôn. Chúng phù hợp nuôi làm thú cưng bầu bạn trong mọi gia đình. Ngay cả khi chưa nhiều kinh nghiệm nuôi chó cảnh, bạn vẫn có thể dễ dàng nuôi Golden nếu chịu khó tìm hiểu thông tin, quan tâm chăm sóc chúng.

Kiến thức cần biết trước khi nuôi chó Golden

Chó Golden có dễ nuôi không còn tùy thuộc vào đánh giá của từng người nuôi. Trước khi quyết định có nên nuôi Golden hay không, bạn nên tìm hiểu một vài kiến thức cơ bản liên quan đến giống chó lông vàng này.

Golden hay rụng lông

Chó Golden thuần chủng luôn sở hữu bộ lông dài và dày, gồm lớp lông phía trong và phía ngoài. Lông của chúng thường rụng gần như quanh năm nhưng rụng nhiều nhất vào mùa xuân và mùa thu. Trường hợp dị ứng với lông chó hoặc không có thời gian chải lông thường xuyên thì bạn nên cân nhắc trước khi nuôi Golden.

Ảnh 2: Golden hay rụng lông
Ảnh 2: Golden hay rụng lông

Tuy nhiên, dịch vụ spa thú cưng ngày càng phát triển thì Golden rụng lông nhiều giờ đây cũng không phải là vấn đề quá lớn. Nếu có điều kiện, bạn chỉ cần chịu khó cho Golden đi spa cắt tỉa lông, tắm gội là sẽ cải thiện đáng kể tình trạng rụng lông.

Golden rất háu ăn

Golden không thể kén ăn như một số giống chó cảnh có người khác. Ngược lại chúng còn cực kỳ háu ăn, thích ăn mọi thứ. Thế nhưng cũng chính vì tính ham ăn khó kiểm soát mà Golden rất dễ bị thừa cân béo phì.

Những chú chó Golden béo phì hay bị mắc bệnh hơn các chú chó khỏe mạnh. Vì vậy trong khi nuôi giống chó này, sự là chú ý cân đối chế độ dinh dưỡng, không cho cún ăn quá nhiều so với nhu cầu phát triển.

Golden cực thông minh

Có lẽ ít người biết rằng Golden đứng thứ 4 trong danh sách những cái giống chó thông minh nhất thế giới hiện giờ. Trí thông minh của chúng tương tự như một đứa trẻ 2 đến 3 tuổi. Golden không chỉ biết ăn và chơi đùa mà chúng còn rất hiểu chuyện, biết làm chủ nhân vui.

Ảnh 3: Những chú cún Golden vô cùng thông minh
Ảnh 3: Những chú cún Golden vô cùng thông minh

Bạn sẽ nhận thấy rõ sự thông minh của Golden khi huấn luyện chúng. Khả năng tiếp thu của Golden cực nhanh, chúng đôi khi có thể làm sai nhưng sẽ biết rút kinh nghiệm. Đây là một trong số ít những giống chó tiếp thu lệnh mới chỉ sau khoảng 5 lần nhắc lại.

Golden thích tha đồ đạc

Ban đầu, Golden được người ta lai tạo ra với mục đích hỗ trợ công việc săn bắn. Trong những cuộc đi săn, nhiệm vụ chính của Golden là tha con mồi bị hạ gục về cho chủ nhân. Bản năng tha môi luôn truyền lại qua từng thế hệ.

Đến ngày nay, bản năng tha mồi của giống chó này được thể hiện qua thói quen thích tha đồ đạc. Chúng rất thích tha, nhai cắn đồ vật mà chúng cảm thấy hứng thú. Vậy nên, bạn phải chú ý cất giữ đồ đạc trong nhà cẩn thận nếu nuôi Golden.

Golden không thích ở một mình

Golden sống rất tình cảm, chúng thích chơi đùa bên chủ nhân. Khi thể một mình quá lâu, những chú chó này rất dễ bị trầm cảm. Thậm chí bỏ ăn, chỉ ăn nếu được chủ nhân dỗ dành.

Ảnh 4: Golden không thích phải ở một mình
Ảnh 4: Golden không thích phải ở một mình

Nói chung, nuôi Golden cũng giống như bạn nuôi một đứa trẻ 2 – 3 tuổi. Chúng không chỉ cần ăn uống mà còn cần được quan tâm chăm sóc, yêu thương.

Trường hợp không có nhiều thời gian bên cún, bạn nên nuôi thêm thú cưng khác. Lúc đó, Golden sẽ bớt cô đơn.

Golden sẵn sàng làm thân với bất kỳ ai

Bản tính thân thiện của Golden đôi khi khiến người nuôi gặp rắc rối. Golden luôn tỏ ra dễ gần ngay cả với người lạ. Không ít trường hợp Golden mải chơi, đi theo người lạ khiến chủ lui mất công tìm kiếm.

Chính vì bản tính dễ gần thái quá nên Golden không phù hợp trông giữ nhà cửa. Nhiều khi bạn còn phải trông lại chúng.

Golden ít bị bệnh vặt

Giống chó Golden tương đối khỏe mạnh, chúng hoàn toàn thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Golden không hay mắc phải bệnh vặt. Tuy vậy, bạn vẫn phải thực hiện tiêm chủng và tẩy giun đầy đủ.

Ảnh 5: Giống chó Golden tương đối khỏe mạnh
Ảnh 5: Giống chó Golden tương đối khỏe mạnh

Mặt khác, trong quá trình lựa chọn mua Golden, bạn cần chú ý chọn nguồn con giống khỏe mạnh sinh ra bởi bố mẹ thuần chủng.

Golden cái trưởng thành sớm hơn so với Golden đực

Về tổng thể thân hình thì Golden cái không cao lớn như Golden đực. Thế nhưng tốc độ trưởng thành của chúng lại nhanh hơn các cá thể đực. Ngay từ tháng thứ 6, Golden cái đã động dục lần đầu.

Lưu ý, bạn không nên cho Golden phối giống quá sớm khi cơ thể của chúng chưa hoàn thiện. Với Golden cái gì cứ 6 tháng, chúng lại động dục một lần. Nếu muốn phối giống sinh sản, bạn cần chờ đến khi Golden được khoảng 18 tháng tuổi.

Golden đực ít sủa hơn Golden cái

Chó Golden được sở hữu tiếng sủa vang hơn nhưng chúng lại không sủa nhiều như Golden cái. Vì thế nếu xét về khả năng canh giữ nhà cửa thì Golden phù hợp hơn. Đơn giản bởi chúng rất hay sủa hơn, tính cách độc lập và trưởng thành nhanh hơn Golden đực.

Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi. Thực tế thói quen sủa của từng cá thể Golden không phải lúc nào cũng giống nhau. Tùy vào cách dạy dỗ huấn luyện, trường sống mà mỗi cá thể thành thành bản năng bảo vệ, canh giữ riêng.

Hướng dẫn cách nuôi chó Golden

Như vậy từ hai mục chia sẻ trên, bạn chắc hẳn đã phần nào biết được chó Golden nuôi khó dễ không. Trong mục dưới đây, Dogily sẽ hướng dẫn chi tiết cách nuôi chó Golden từ chế độ ăn uống hàng ngày đến chế độ luyện tập vận động.

Chế độ ăn uống hàng ngày

Như đã biết, giống chó lông vàng Golden rất ham ăn, chúng hiếm khi tỏ ra kén ăn như nhiều giống chó cảnh khác. Tuy nhiên cũng không vì vậy mà bạn cho cún ăn bừa bãi. Chế độ dinh dưỡng cho Golden cần đảm bảo tính cân đối, phù hợp với nhu cầu phát triển của từng giai đoạn.

Ảnh 6: Golden không kén chọn thức ăn

Khẩu phần ăn của Golden cần bổ sung đủ các nhóm chất cơ bản. Bao gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trong đó chế độ ăn giàu chất béo và protein đã được chứng minh là có khả năng làm giảm tình trạng rụng lông ở Golden. Nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng cho cún ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo và protein mà vẫn nên tập trung vào tính cân đối.

Golden trong giai đoạn dưới 2 tháng tuổi có thể ăn 4 – 5 bữa mỗi ngày. Đến khi cún lớn dần, số lượng bữa ăn sẽ giảm xuống. Chẳng hạn như Golden 3 – 4 tháng tuổi nên ăn 3-4 bữa, đến khi được trên 6 tháng tuổi thì cứ chỉ cần ăn 2 bữa mỗi ngày.

Tổng khối lượng thức ăn một cá thể Golden tiêu thụ trong ngày không nên vượt quá 3.5% khối lượng cơ thể. Theo đó, khối lượng thức ăn mà giống chó này cần bổ sung trong ngày là từ 2.8% – 3.5% tổng khối lượng cơ thể. Ví dụ một chú Golden nặng 10kg thì khối lượng thức ăn trong ngày sẽ dao động từ 280 gam – 350 gam.

Vệ sinh cơ thể

Muốn giảm tác động của tình trạng rụng lông, bạn cần phải chú ý đến việc vệ sinh cơ thể cho Golden. Nếu có thời gian, mỗi tuần bạn nên tắm cho cún của 2 lần. Đối với thời tiết mùa đông thì mỗi tuần tắm 1 lần cũng không vấn đề gì.

Trong quá trình tắm cho cún Golden, bạn cần đặc biệt vệ sinh kỹ một số bộ phận chế tích tụ vi khuẩn. Chẳng hạn như 2 bên lỗ tai, nách, kẽ ngón chân,.. Sau khi tắm xong thì nên dùng khăn khô lau qua lông và dùng máy sấy làm khô lông.

Vào những ngày không tắm, Golden cần phải được chải lông mỗi ngày ít nhất một lần. Nhằm loại bỏ đi như những sợi lông già, giúp lông tơ phát triển nhanh hơn.

Ngoài ra, cứ theo 2 – 3 tháng, bạn lại cắt móng cho cún một lần. Bởi móng chân dài có thể là môi trường tích tụ bụi bẩn, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Thế nên, việc cắt móng thường xuyên là cần thiết.

Cuối cùng bạn không nên quên vệ sinh răng miệng hàng ngày cho cún. Đây chính là cách đơn giản giải quyết tình trạng hôi miệng thường gặp ở Golden và hạn chế bệnh liên quan đến răng miệng.

Chế độ luyện tập, vận động

Ngoài chế độ dinh dưỡng và vệ sinh cơ thể thường xuyên, bạn sẽ cần duy trì chế độ luyện tập vận động hàng ngày cho Golden. Cụ thể, mỗi ngày bạn cần dành ra khoảng 30-60 dắt Golden đi dạo bộ, kết hợp thêm một số bài tập khác.

Duy trì vận động mỗi ngày chính là cách đơn giản giúp Golden phòng tránh thừa cân. Đồng thời, cơ thể cún phát triển cân đối hơn nếu cún vận động thường xuyên.

Kết luận

Chó Golden có dễ nuôi không? Giống Golden không hề khó nuôi tại Việt Nam. Ngược lại, giống chó này thích nghi tốt với đặc điểm khí hậu tại nước ta. Chúng không hết kém ăn, dễ huấn luyện, vô cùng hiền lành và thân thiện. Vậy nếu đang có ý định tìm nuôi thú cưng phù hợp, bạn nên cân nhắc lựa chọn giống chó Golden.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *