Giống chó Alaska được nuôi rất nhiều ở Việt Nam. Giống chó này được thị trường yêu thích vì có ngoại hình đẹp và phẩm chất thông minh, thân thiện lại trung thành hết mực. Nếu bạn nuôi một chú cho Alaska thì chắc chắn sẽ gặp phải những câu hỏi về chó Alaska. Đôi khi có những câu hỏi chưa chắc bạn đã trả lời được. Hãy cùng tìm hiểu những câu hỏi thường gặp về chú chó Alaska và các câu trả lời thú vị về chú chó này.
Alaska có được Hiệp hội chó Hoa Kỳ công nhận không? Cân nặng chiều cao chúng là bao nhiêu?

Trong những câu hỏi về chó Alaska thì câu hỏi nhiều nhất vẫn là chúng có được Hiệp hội chó Hoa Kỳ công nhận không? Về câu hỏi này thì các bạn cứ yên tâm. Năm 1935, giống chó Alaska đã được Hiệp hội chó Hoa Kỳ công nhận chính thức có 3 dòng dựa theo kích thước. Người ta phân loại chó Alaska như sau:
- Alaska Standard: Đây là những chú chó Alaska Malamute theo tiêu chuẩn. Khi trưởng thành, cơ thể cún đạt chiều cao từ 51-53cm và nặng 35-40 kg.
- Alaska Large Standard: Những chú chó thuộc dòng này theo tiêu chuẩn lớn, có kích thước lớn hơn Alaska Standard. Large Standard cao 58-61 cm, cân nặng đạt 45-47 kg.
- Alaska Giant: Dòng cuối cùng là Alaska Giant. Đây là những chú Alaska khổng lồ. Giống chó này cao không dưới 70 cm. Cân nặng đạt trên 60kg. Có những dòng Giant có tới hơn 1 mét và nặng hơn 80 kg.
Dòng chó Standard và Large Standard có kích thước chỉ chênh lệch một chút nên hơi khó phân biệt. Nhưng dòng Giant thì rất dễ nhận biết vì chúng có kích thước vượt trội.
Giá phối giống chó Alaska là bao nhiêu? Nơi nào nhận phối giống chó Alaska?

Những câu hỏi về chó Alaska trong mùa sinh sản chính là giá phối giống chó Alaska là bao nhiêu? Có những địa chỉ nào có thể phối giống cho chó Alaska tỷ lệ thành công cao nhất? Đây chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người. Đặc biệt là những người lần đầu tiên nuôi chó Alaska và chưa có một chút kinh nghiệm nào. Tùy vào chất lượng của chú chó đực được dùng làm giống mà có các mức giá phối giống khác nhau.
Từ 2-3 triệu đồng
Đây là mức giá phối giống phổ biến nhất ở Việt Nam. Alaska đực được chọn ở loại này cũng là giống chó Alaska được nhân giống tại Việt Nam. Đây là những chú chó thuần chủng nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể yên tâm vì chất lượng chó được nhận giống ở Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều. Chúng đều có sức khỏe tốt và ngoại hình chuẩn.
Từ 3-4 triệu

Với mức giá cao hơn một chút. Chú chó cái nhà bạn sẽ được phối giống với chó Alaska đực nhập từ Thái Lan. Các chú chó này đạt độ thuần chủng 100% và có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Từ 4-6 triệu
Mức giá này sẽ tương đương với chất lượng của chú chó đực được nhập từ châu Âu hoặc Mỹ. Đây là những chú chó được đánh giá là có chất lượng tốt nhất. Những chú chó có giấy tờ đầy đủ, có cả gia phả của bố mẹ cực khủng. Nếu phối giống với những chú chó loại này, chắc chắn những chú chó con được sinh ra sẽ rất đẹp và chuẩn chất lượng.
Địa chỉ nhận phối giống
Bạn có thể đưa chú chó nhà mình đến các trại nhân giống, trại chó hay các địa chỉ chuyên về chó trên toàn quốc. Tại đó, họ vừa bán chó vừa nhận phối giống cho giống chó này. Nếu bạn muốn phối giống chú chó nhà mình với một chú chó ngoại thì lưu ý kiểm tra giấy tờ thông tin chó Alaska nhập ngoại để đảm bảo chắc chắn nhé.
Huấn luyện chó Alaska đi vệ sinh đúng chỗ như thế nào? – Những câu hỏi về chó Alaska
Không riêng gì Alaska Malamute, khi nuôi bất kì một loài chó nào, bạn đều phải huấn luyện các chú cún ấy đi vệ sinh đúng chỗ. Đây là bài huấn luyện cơ bản nhất mà Alaska phải học. Bạn nên huấn luyện ngay từ khi Alaska còn nhỏ để đạt kết quả tốt nhất. Các bước huấn luyện chó Alaska đi vệ sinh đúng chỗ như sau:
- Bước 1: Tìm một chỗ thích hợp để làm khu vực đi vệ sinh cho Alaska. Chú ý đây phải là một chỗ cố định.
- Bước 2: Nếu thấy chú chó nhà bạn đi lòng vòng đánh hơi và nhấc một chân lên thì đây chính là dấu hiệu các chú cún Alaska ấy sắp đi vệ sinh. Hãy nhanh chóng bế cún đến khu vực đi vệ sinh đã được chọn.
- Bước 3: Hô mệnh lệnh ra hiệu cho cún đi vệ sinh. Chú ý hô to rõ ràng để hình thành phản xạ cho cún. Sau này, chỉ cần bạn hô khẩu lệnh, chú chó sẽ tự động tìm đến khu vực đi vệ sinh để giải quyết.
- Bước 4: Đợi các chú cún ấy đi vệ sinh xong mới được đưa vào nhà. Nếu cún không đi, hãy ép cún ngồi yên ở đó, bao giờ đi xong mới được vào nhà.
Các bạn lặp đi lặp lại bài huấn luyện này trong một thời gian đến khi cún quen. Chỉ khoảng 1 tháng, với sự thông minh của mình, chắc chắn Alaska sẽ biết tự đi vệ sinh đúng chỗ. Trong bài huấn luyện này, bạn tuyệt đối phải nghiêm túc và kiên trì, không bỏ cuộc giữa chừng. Alaska khi còn nhỏ dễ huấn luyện hơn khi trưởng thành. Nếu không dạy ngay từ bé thì khi các chú Alaska ấy lớn lên, bạn sẽ rất mệt với bài huấn luyện này.
Chú chó Alaska lớn nhất từng được ghi nhận tại Việt Nam? – Những câu hỏi về chó Alaska

Những câu hỏi về chó Alaska không thể thiếu câu hỏi về chú chó lớn nhất. Đây chắc chắn phải là chú Alaska thuộc dòng Giant. Chú chó Alaska lớn nhất nước ta được ghi nhận là bạn A Ngưu. A Ngưu là chú chó thuộc sở hữu của gia đình anh Tăng Thiện Minh ở Vũng Tàu. Bạn ấy nặng đến 70kg đó. A Ngưu là chú chó Alaska nâu đỏ khá đẹp.
Cách chọn chó Alaska đẹp như thế nào?

Để chọn được một chú chó Alaska đẹp thì bạn phải cần đến một số kinh nghiệm riêng. Hãy để ý đến các đặc điểm trên cơ thể của Alaska như thân hình, màu lông, đầu,…
- Thân hình: Một chú chó Alaska đẹp sẽ có thân hình săn chắc, vạm vỡ. Cơ thể các bạn ấy có tỷ lệ cân đối. Khung xương to và phần vai rộng. Ngực nở. Phần lưng khá dài và thẳng.
- Lông: Lông của Alaska có nhiều màu khác nhau. Tại Việt Nam, màu lông phổ biến của các bạn ấy là màu đen -trắng, nâu đỏ – trắng hay xám – trắng.
- Đầu: Hãy chọn những bạn Alaska có phần đầu rộng, xương gò má dẹt và tròn. Đây là những bạn có ngoại hình đẹp. Alaska có khuôn mặt to hơn Husky. Tiêu chuẩn trên gương mặt của các bạn ấy là mắt phải xếch, có hình hạnh nhân. Mắt Alaska có màu nâu hoặc đen.
- Mõm: Mõm chó Alaska hơi tròn và khá dài. Cả khuôn mặt và chiếc mõm luôn mang màu trắng.
- Tai: Alaska có đôi tai vừa phải, không quá to hay quá nhỏ. Tai hình tam giác, song song cách đều nhau.
- Đuôi: Alaska có chiếc đuôi to và lông đuôi xù. Chiếc đuôi thường trong trạng thái cuộn cong ngược lên trên lưng đầy kiêu hãnh.
Đó là những đặc điểm của một chú chó Alaska đẹp để trả lời cho những câu hỏi về chó Alaska. Sau khi mua chó Alaska, bạn cũng nên có chế độ chăm sóc hợp lý, đặc biệt là bộ lông để các chú Alaska ấy ngày càng khỏe mạnh và đẹp hơn.
Những câu hỏi về chó Alaska trong việc đặt tên

Nên đặt tên chó Alaska là gì? Tên nào thích hợp nhất cho một chú Alaska? Những câu hỏi về chó Alaska trong việc đặt tên chưa bao giờ bị chìm xuống. Mỗi khi rước về một chú Alaska, người ta lại nghĩ ngay đến việc phải đặt cho Alaska ấy một cái tên thật phù hợp. Thông thường ở Việt Nam, những cái tên thông dụng nhất vẫn là Mực, Đốm, Tôm hay Cún,… Đây đều là những cái tên vừa bình dị vừa gần gũi. Nếu bạn thích thì có thể đặt cho chú chó của mình.
Ngoài ra, người ta còn đặt tên cho chó Alaska những cái tên nước ngoài như Cooper, Thor, Leo, Louis,… đối với những chú cún đực. Còn chó cái thì sẽ lấy tên Lana, Lulu, Mia, Nana hay Sapphire,…
Có phải giống chó Alaska từng tham gia đóng phim truyền hình không? Đó là những bộ phim nào?
Alaska với ngoại hình xuất chúng đã được chọn vào đóng các bộ phim truyền hình. Các bạn ấy đảm nhận vai chính luôn nhé. Có thể kể đến hai bộ phim cực kỳ nổi tiếng trong làng điện ảnh là phim “Tám độ âm” và “Tiếng gọi nơi hoang dã”.
Tám độ âm – Eight below

Đây là bộ phim dựa trên một sự kiện có thật của đoàn thám hiểm người Nhật Bản đến Nam Cực vào năm 1958. Bộ phim này kể về cuộc đấu tranh sinh tồn của 8 chú chó gồm các bạn Husky Siberian và Alaska Malamute. Vì một sự cố, giống chó này bị bỏ lại giữa khí hậu Nam Cực lạnh giá. Xung quanh vắng vẻ, nhìn chỉ thấy tuyết trắng đang rơi. Suốt 6 tháng ròng rã, 8 chú chó phải tự tìm mọi cách để sống sót và luôn hy vọng đoàn thám hiểm sẽ quay lại và tìm thấy mình. Nhưng khi con người tìm đến nơi, trong 8 chú chó đó chỉ còn 2 bạn sống sót. Bộ phim này đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả.
Tiếng gọi nơi hoang dã

Bộ phim này được chuyển thể từ một tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Jack London. Bộ phim kể về chú chó Buck vốn là một chú chó đã được thuần hóa và được chủ cưng chiều. Một biến cố xảy ra với cuộc đời của Buck khi chú chó này bị bắt cóc và lưu lạc ở vùng đất Alaska lạnh giá. Tại thời điểm này, những kẻ thám hiểm đang đổ xô đi để tìm vàng. Buck lần lượt qua tay các ông chủ khác nhau. Cuối cùng, bản năng nguyên thủy của chú chó được đánh thức. Buck quay trở lại với cuộc sống hoang dã và gia nhập với loài sói.
Những câu hỏi về chó Alaska khác

Ngoài những câu hỏi chính ở trên thì còn rất nhiều câu hỏi phụ liên quan đến chó Alaska. Dưới đây là tập hợp những câu hỏi về chó Alaska xoay quanh các thông tin cơ bản.
Chó Alaska tiêu chuẩn khi trưởng thành nặng bao nhiêu kg?
Tùy vào các dòng chó cảnh Alaska mà tiêu chuẩn về cân nặng của các bạn ấy khác nhau. Với dòng chó Standard thì cân nặng tiêu chuẩn của chó đực là 40-55kg, tiêu chuẩn của chó cái là 35-45kg. Dòng Giant khổng lồ thì có tiêu chuẩn cũng khổng lồ hơn. Cân nặng chuẩn của các bạn ấy khoảng 65-70 kg.
Chó Alaska mang thai trong bao lâu?
Thông thường, một bạn Alaska sẽ mang thai từ 60-68 ngày. Số ngày này có sự chênh lệch tùy thuộc vào lượng chó con trong bụng các bạn ấy nhiều hay ít.
Chó Alaska đẻ mấy con?

Thông thường các bạn Alaska đẻ từ 4-8 chú Alaska con trong một lứa. Đây là số lượng trung bình của các loài chó nói chung.
Nguồn gốc của chó Alaska là ở đâu?
Alaska có nguồn gốc từ vùng đông Siberia của nước Nga. Sau đó giống chó này di chuyển vượt biên đến vùng Alaska của nước Mỹ. Cái tên Alaska cũng được bắt đầu hình thành từ đó. Alaska ngày nay là giống chó đã được thuần hóa và trải qua nhiều lần lai tạo.
Lời kết
Trên đây là những câu hỏi về chó Alaska thường gặp nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về giống chó này thì đừng ngại liên hệ với Dogily Petshop. Tại đây, mọi thắc mắc của bạn đều sẽ được giải đáp một cách nhanh nhất. Nếu bạn muốn đón về một chú cún Alaska cực đẹp về ở chung thì cũng nhanh tay đặt hàng tại Dogily.
Cảm ơn bạn!
Chúc bạn có một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ bên chú Alaska của mình nha.