Bạn có bao giờ thắc mắc “Chó có thay răng không?”. Yên tâm đi nếu có thì bạn không cô đơn đâu. Câu trả lời cho bạn là các chú cún cũng thay răng sữa như người vậy. Không giống như thay lông. Nếu bạn không quan sát kỹ sẽ khó mà phát hiện ra. Mỗi giống chó lại có đặc điểm răng lợi khác nhau. Răng của sóc có đặc điểm nào, răng của becgie có gì khác ? Để chăm sóc tốt nhất cho các “boss” trong thời kỳ cải tổ lại “bộ nhá”, bạn cần biết:
Chu kỳ thay răng của chó
Đầu tiên các “sen” nên biết chó có bao nhiêu răng. Một chú cún con sau 3-8 tuần tuổi sẽ có 28 chiếc răng sữa xinh xinh. Lớn hơn một chút, vào độ tuổi khoảng 4-8 tháng, công cuộc thay răng sẽ bắt đầu. Tuổi thay răng có thể có sự khác biệt ở các giống chó cảnh khác nhau.
Sau khi thay răng, các chú cún sẽ có bộ răng hoàn chỉnh với 42 chiếc. Cũng như con người, những chiếc răng vĩnh cửu này nếu bị mất sẽ không mọc lại nữa.
- Chăm sóc cún cưng trong giai đoạn thay răng cần chú ý điều gì?
Cách kiểm tra răng cho chó
Kiểm tra số răng là một trong những cách “sen” có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe “boss”. Với những bé cún có 28 chiếc răng sữa sẽ gồm 6 răng cửa, 2 răng nanh, 6 răng hàm trước. Đây là số răng trên cùng một hàm. Ở những chú cún đã thay đầy đủ răng vĩnh viễn, số lượng răng sẽ tăng thêm. Cụ thể là răng hàm trước sẽ tăng thêm 2 cái và thêm 6 răng hàm sau ở mỗi hàm. Đây là cách tính đơn giản nhất để bạn kiểm tra tình hình thay răng của các “boss”.
Hướng dẫn chăm sóc trong thời kỳ chó thay răng
Thay răng không phải là quá trình dễ chịu gì cho lắm. Ở người, ta có thể thấy mỗi lần trẻ con mọc răng thường hay quấy khóc và có thể sốt nữa. Thay răng với các chú cún cũng không dễ dàng gì. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn khi chăm sóc cún cưng trong thời kỳ này:
+ Khi thay răng cún sẽ dễ mắc bệnh hơn
Đây là thời điểm sức đề kháng của các “boss” nhà ta xuống thấp hơn mọi khi. Vì vậy chúng sẽ mẫn cảm hơn với những tác động từ bên ngoài như vi khuẩn, kí sinh trùng,… Lúc này bạn hãy để ý tới “boss” hơn để khi có biểu hiện bất thường sẽ xử lý kịp thời. Ngoài ra những tác động tâm lý như stress, tách đàn hay đổi chủ cũng sẽ mang lại ảnh hưởng xấu. Trong thời gian thay răng, không gian thoải mái cùng chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng là rất cần thiết.
+ Tiêm phòng đầy đủ
Như đã nêu ở trên, khi thay răng sức đề kháng của cún sẽ yếu hơn. Vì vậy, viêm tiêm phòng sẽ giúp đảm bảo sự an toàn của các “boss”. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những loại vacxin quan trọng không nên bỏ qua là: viêm gan truyền nhiễm, parvo, ho cũi chó,… Bạn có thể tham khảo thêm các trung tâm thú y để được tư vấn tiêm phòng cụ thể hơn.
+ Tẩy giun
Trước khi thay răng khoảng 1 tháng, bạn nên tiến hành tẩy giun cho các nhóc cún. Điều này sẽ giúp chúng trải qua thời kỳ rụng và mọc răng mới nhẹ nhàng hơn đôi chút. Sức khoẻ và sức đề kháng cũng sẽ được cải thiện. Việc mọc răng đòi hỏi cơ thể cần bổ sung thêm canxi. “Sen” có thể cho “boss” ăn thực phẩm giàu canxi hoặc sử dụng viên canxi tổng hợp riêng cho chó. Lúc này răng các chú cún còn khá yếu, bạn cũng nên hạn chế những loại thức ăn quá cứng nhé.
Chó là người bạn trung thành và giàu tình cảm bậc nhất của con người. Chúng xứng đáng được hưởng chăm sóc tốt nhất. Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu thêm về thời kỳ thay lông của chó cũng như cách chăm sóc khi chó thay răng. Để có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc các “boss”, hãy truy cập dogily.vn để khám phá bạn nhé. Hiện nay Dogily có tới 5 cơ sở để bạn có thể ghé chơi cùng các “boss” xinh