Bệnh Fip ở mèo, nguyên nhân, cách chữa mèo bị Fip

Căn bệnh Fip ở mèo rất nguy hiểm, khoảng 98% số con mèo mắc loại bệnh này đều sẽ bị tử vong. Chính vì thế, là một người chủ nhân yêu thương mèo cưng của mình và để đảm bảo an toàn cho mèo của bạn, thì hãy cùng theo dõi hết bài viết ngày hôm nay của Dogilly để tìm hiểu về nguyên nhân, các dấu hiệu và cũng như cách để phòng và điều trị căn bệnh này nhé!

Căn bệnh Fip ở mèo có nguy hiểm hay không?

Căn bệnh Fip ở mèo là gì?

Căn bệnh Fip ở mèo ( hay còn có tên gọi khác là căn bệnh viêm phúc mạc ở mèo ) gây ra bởi những con virus Corona cho mèo FCoV ( Feline Corona). Đây được xem là căn bệnh hiếm gặp và nó chỉ xuất hiện rất lâu từ trước. Một số bạn sẽ nhầm lẫn con virus gây ra bệnh viêm phúc mạc ở mèo là giống với con virus Covid – 19.

Đây được xem là một căn bệnh ít xuất hiện ở mèo, nhưng nếu không may mèo mắc phải loại virus này, thì tỷ lệ tử vong của chúng có thể lên đến 98%.

FCoV là một loại virus khá phổ biến và truyền nhuyễn qua đường phân của những con mèo. Loại virus này thường được tìm thấy ở những nơi có nhiều loài mèo hay sinh sống và thường là do sự mất vệ sinh, vì môi trường sống của chúng không có ai dọn dẹp phân thường xuyên.

Tuy nhiên, các bạn cũng có thể yên tâm vì loại virus này chỉ gây ảnh hưởng đến loài mèo chứ không gây hại đến các loài động vật khác kể cả với con người. Virus FCoV thường gặp nhiều nhất đó chính là

  • Virus Corona đường ruột (FEC Virus): Gây ra tình trạng nhiễm trùng ở ruột mèo
  • Virus viêm phúc mạc truyền nhiễm (FIP): Đây cũng là một loại virus nghiêm trọng. Do loại virus FEC biến đổi thành, một khi chúng đã bị biến đổi thành căn bệnh FIP ở mèo, thì căn bệnh này sẽ ngày càng nguy hiểm và hiếm khi được cứu chữa kịp thời

Một số đặc điểm của căn bệnh Fip ở mèo

Tiếp theo, Dogily xin chia sẻ một số đặc điểm của căn bệnh Fip ở mèo, để cho các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.

Đối tượng nào dễ bị nhiễm bệnh FIP ở mèo?

Đa số loài mèo có sức đề kháng yếu như mèo già hoặc mèo con là rất dễ bị nhiễm FIP.

Một số trường hợp có thể bị lây nhiễm FIP như sau:

  • Môi trường sinh hoạt với nhiều mèo sẽ giúp cho bệnh FIP dễ lây lan hơn, điển hình  là qua phân mèo. Việc không dọn dẹp phân mèo kịp thời sẽ có nguy cơ cả đàn mèo của bạn nhiễm virus FIP. Vì vậy càng nuôi nhiều mèo thì lây nhiễm càng cao, do đó các bạn phải hết sức lưu ý.
  • Mèo có tuổi thọ càng cao thì sức đề kháng càng yếu, khả năng bị nhiễm bệnh FIP từ những con mèo khác càng cao.
  • Trường hợp những con mèo trưởng thành nói chung cùng lúc bị mắc quá nhiều bệnh, hệ miễn dịch suy giảm thì cũng có khả năng bị lây nhiễm FIP rất cao mà không riêng gì mèo con hay mèo già.
  • Thêm vào đó, tâm trạng của mèo cũng là nguyên nhân chính. Ví dụ mèo bị stress do bị nhốt quá lâu trong chuồng, hay vừa phẫu thuật xong. Tất cả đều sẽ làm mèo buồn bã, xuống tinh thần từ đó có thể là nguyên nhân dễ bị bệnh FIP.

Bệnh viêm phúc mạc thường xuất hiện ở mèo dưới 2 tháng tuổi

Bệnh Fip có biểu hiện gì đặc biệt?

Viêm phúc mạc ở mèo (FIP) lây truyền như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh FIP lan truyền từ mèo sang mèo, nhưng hầu hết qua một số đường truyền sau đây:

  • Phân mèo: Việc những con mèo hay liếm láp nhau hoặc đi vệ sinh chung một nơi  sẽ góp phần lây lan FIP rất cao.
  • Ô nhiễm trong không khí: những chú mèo có thể hít phải các chất ô nhiễm trong không khí cũng là nguyên nhân bị lây nhiễm virus FIP.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh viêm phúc mạc ở mèo là gì? (FIP)

Thông qua nhiều nghiên cứu của những nhà khoa học về thú y, thì tình trạng nhiễm Fip ở mèo được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, chủ yếu là một số lý do như sau:

  • Do các cá thể mèo mang Coronavirus đều có nguy cơ cao sẽ phát triển thành FIP. Hầu hết, bệnh lý này không chừa bất kỳ một giống mèo hay lứa tuổi nào. Thậm chí, mèo đã bị nhiễm vi-rút bệnh suy giảm bạch cầu mèo (FeLV) thì vẫn có nguy cơ mắc hội chứng Fip
  • Mèo bị mắc bệnh viêm phúc mạc chủ yếu thông qua đường ăn uống, thường là do trực tiếp hoặc gián tiếp chúng bị tiếp xúc với những loại virus gây bệnh.
  • TỪ những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học, họ chỉ ra phân mèo là nguồn lây bệnh chính của tình trạng bệnh viêm phúc mạc ở mèo (FIP). Bên cạnh đó, một số lượng lớn Coronavirus được tìm thấy ở trong nước bọt và phân của những cá thể mèo bị nhiễm trùng ở thể cấp tính.
  • Ngoài ra, Fip còn có thể lây lan từ những con mèo mẹ sang các bé mèo con khi chúng đang cho con bú.

Chẩn đoán bệnh Fip ở mèo có lợi ích gì?

Việc chẩn đoán bệnh Fip có thể giúp bạn chủ động phát hiện bệnh sớm ở thú cưng. Từ đó, có hướng chăm sóc và điều trị đạt được kết quả tốt nhất theo những chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Chẩn đoán theo những dấu hiệu lâm sàng

Mèo sẽ có những triệu chứng như bị hắt hơi nhẹ, hay chảy nước mũi và mắt. Ngoài ra, một số mèo có thể có các biểu hiện nghiêm trọng hơn như nôn mửa, chán ăn, sụt cân, bị tiêu chảy mạn tính và lông xơ xác.

Chẩn đoán phi lâm sàng

Sử dụng test kit để kiểm tra nhanh. Hiện nay, tại các phòng khám, bệnh viện thú y luôn có những bộ test nhanh giúp xác định bệnh FIP trong khoảng 5 phút và chỉ với mức chi phí khoảng 250k/test.

Một số triệu chứng của căn bệnh Fip ở mèo

Thờ ơ, bỏ ăn hoặc chán ăn, bị sụt cân và bị sốt,… Đây là những triệu chứng thường gặp ở mèo bị bệnh FIP. Thời gian sau có thể xuất hiện các triệu chứng mới. Mèo sẽ bắt đầu bị nhiễm bệnh từ vài ngày đến vài tuần, ở mèo sẽ xuất hiện 2 dạng biểu hiện:

  • FIP khô: Biểu hiện này sẽ gây ra tổn thương viêm mãn tính phát triển xung quanh cơ thể, các cơ quan và cả mạch máu. Nghiêm trọng nhất là chúng ảnh hưởng đến 30% mắt và 30% não. FIP khô còn gây ảnh hưởng đến phổi, gan và thận nữa.
  • FIP ướt: Chất lỏng của virus FIP  sẽ tích tụ ở trong ổ bụng hoặc các khoang của loài mèo. Điều này làm cho khoang ngực hoặc bụng sưng lên làm cho mèo cảm thấy khó thở. Chất lỏng do con virus này gây ra sẽ có màu vàng vì thế rất dễ nhầm lẫn với các bệnh gan hay bệnh ung thư.
Mèo Aln bỏ ăn, có dấu hiệu mệt mỏi có thể là một trong những triệu chứng nhiễm bệnh.
Mèo Aln bỏ ăn, có dấu hiệu mệt mỏi có thể là một trong những triệu chứng nhiễm bệnh.

Cách điều trị bệnh Fip như thế nào?

Hiện nay, tỷ lệ điều trị bệnh này thành công vẫn còn rất thấp, đa số những bé mèo khi mắc phải bệnh này thông thường sẽ khó qua khỏi. Phương pháp điều trị chủ yếu nhằm để kéo dài thêm thời gian sống cho mèo là chính. Việc điều trị cũng chỉ xoay quanh chăm sóc hỗ trợ, cung cấp dinh dưỡng và giúp giảm các phản ứng viêm của bệnh Fip.

Bên cạnh đó, cũng kết hợp điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm dòng Corticosteroid. Các bác sĩ thú y trước tiên sẽ hút dịch nhằm thoát chất lỏng đã tích lũy trong lúc truyền máu và xoang của cơ thể mèo.

Đừng quên vệ sinh sạch môi trường sống và chỗ hay đi vệ sinh của mèo, để ngăn chặn sự lây lan nha. Sau đó các bạn có thể dùng thêm thuốc sát trùng Antisep sử dụng từ 2 đến 4ml/1 lít nước/ngày để giúp tiêu diệt mầm bệnh.

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu để tìm ra các phương thuốc nhằm ức chế miễn dịch, để có thể kìm hãm sự tiến triển của căn bệnh này. Họ cũng đang rất nỗ lực để thực hiện thêm nhiều những nghiên cứu, để tìm ra thuốc kháng virus. Hy vọng rằng, sẽ ngăn chặn hoặc làm chậm sự nhân lên về số lượng của virus trong cơ thể mèo mắc bệnh.

Mặc dù bệnh viêm phúc mạc ở mèo không thể chữa khỏi, nhưng những kiểm tra nhanh về bệnh cho phép phát hiện sớm căn bệnh này và để chúng ta có thể tìm cách ngăn chặn kịp thời sự lây lan.

Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh FIP là tiêm phòng đầy đủ cho mèo cưng của bạn. Mèo từ 4 tháng tuổi trở lên là đã có thể bắt đầu mang bé đi tiêm vắc xin.

Trên đây là một số thông tin về căn bệnh Viêm phúc mạc (FIP) ở loài mèo mà Dogily muốn chia sẻ với các bạn. Để giúp các chú mèo phát triển tốt, chúng ta cần phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chỗ đi vệ sinh và môi trường sinh hoạt của bé mèo bằng thuốc sát trùng Antisep với liều lượng 2 – 4ml/lít nước/ngày để tiêu diệt mầm bệnh. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra loại thuốc mới để ngăn chặn sự lây lan của loại virus này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *