Dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh giảm bạch cầu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và được xếp thứ 2 trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở mèo. Vậy đây là căn bệnh gì, dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu và cách chăm sóc hay điều trị bệnh này như thế nào cho đúng? Cùng theo dõi nào!

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo còn có tên là bệnh viêm ruột truyền nhiễm (FPV) hoặc Parvo mèo. Mèo bị giảm bạch cầu vì nhiễm phải Parvovirus (Feline Panleukopenia Virus). Khi mèo bị nhiễm virus, số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể của chúng sẽ giảm xuống. Đây chính là lý do bệnh này thường được gọi là bệnh giảm bạch cầu.

Mèo bị giảm bạch cầu là một nỗi ám ảnh đối với những người nuôi mèo và cả với các trạm cứu hộ động vật. Bởi đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong và lây lan rất cao, nhất là đối với những bé mèo con hoặc những bé mèo có sức đề kháng yếu. Ngoài ra, nó còn tồn tại lâu trong môi trường và có khả năng chống lại nhiều chất khử trùng.

Bệnh giảm cầu ở mèo gây ra do virus thuộc phân loại vào nhóm Parvovirus

Giảm bạch cầu ở mèo là bệnh gì?

Dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu theo từng giai đoạn

Dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu sẽ khác nhau theo từng giai đoạn. Khi mèo có những biểu hiện đau đớn, khó chịu và nghiêm trọng hơn thì mèo đang ở giai đoạn bệnh nguy hiểm.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có các triệu chứng qua từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn khởi phát bệnh

Lúc đầu, những dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu sẽ khó phát hiện, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 – 3 ngày và rõ ràng hơn vào những ngày sau.  Mèo mắc phải virus có một số biểu hiện như sau: ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, yếu ớt và sốt nhẹ, bắt đầu nôn mửa, nôn khan hoặc nôn ra dịch vàng bọt trắng,…

Giai đoạn nhiễm bệnh

Các dấu hiệu khi mèo bị nhiễm bệnh: tiêu chảy cấp (có thể kèm xuất huyết), chảy dãi thành dòng và có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt tình trạng mất nước trầm trọng làm mèo bị khàn tiếng, mất tiếng.

Virus Parvovirus có thể lây lan sang cá thể mèo khác qua tiếp xúc

Dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu 

Giai đoạn nguy hiểm

Đây là giai đoạn bệnh nặng và chuyển biến rất nhanh. Mèo ở giai đoạn này hầu như sẽ bị kiệt sức, mất nước trầm trọng. Mèo đi đứng loạng choạng, mất thăng bằng, run rẩy. Một số bắt đầu xuất hiện thần kinh như co giật, động kinh và tử vong.

Điều trị giảm bạch cầu ở mèo như thế nào?

Sau khi phát hiện ra các dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu, chủ nuôi phải lập tức đưa các bé đến trung tâm, phòng khám thú y gần nhất để chữa trị kịp thời. Đồng thời bạn cần chú ý các bước điều trị như sau:

Bước 1: Khi phát hiện các dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu ở trên thì phải ngay lập tức cách ly mèo bị bệnh khỏi các bé khỏe mạnh.

Bước 2: Hãy sát trùng toàn bộ xung quanh chỗ nó ở. Đặc biệt phải lưu ý theo dõi những bé mèo đã tiếp xúc hoặc sống chung với mèo bị bệnh.

Bước 3: Phải luôn giữ ấm cho thú nuôi bằng cách bật đèn sưởi giúp giữ ấm cơ thể mèo hoặc lót thêm các thảm bông chỗ ở của chúng.

Cách điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo chỉ giúp tăng sức đề kháng để có thể chống lại mầm bệnh ác tính trong cơ thể. Bổ sung nước và điện giải bằng cách truyền vào tĩnh mạch các dung dịch như: Ringer Lactate, Glucose 5%, glucose 10% hoặc dung dịch mặn ngọt đẳng trương với liều 20-30ml/kg thể trọng.

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng như G5000, Ampicillin, Kanamycin tiêm bắp hay tĩnh mạch theo liều chỉ dẫn, 2 ngày lần, liệu trình điều trị khoảng từ 3-5 ngày. Bổ sung các loại thuốc bổ như Catosal, Bydyzym hoặc các loại thuốc trợ lực, trợ sức, an thần cho mèo bị bệnh như các vitamin: B, C, B12¸Anagin, ….

Sử dụng các thức ăn dễ tiêu hóa cho mèo, với lượng ăn ít. Sau đó, mới tăng dần cho đến khẩu phần ăn bình thường.

Điều trị giảm bạch cầu ở mèo như thế nào?

Cách phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu cho mèo

Giảm bạch cầu là căn bệnh rất nguy hiểm, vậy nên để giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm bệnh cho thú cưng của mình, bạn vẫn nên chủ động phòng ngừa. Tiêm phòng vắc xin bệnh bạch cầu cho mèo. Dù vắc xin này có tác dụng miễn dịch trong vòng 2 – 3 năm, thế nhưng để chắc chắn an toàn hơn bạn nên tiêm hàng năm cho bé.

Sau khi mang mèo mới mua về, bạn nên cách ly nó khoảng 10 – 15 ngày trước để có thể theo dõi sức khỏe bé trước khi cho mèo tiếp xúc với những chú mèo khác. Nên cẩn thận chăm sóc và tránh cho mèo tiếp xúc với những chú mèo lạ, cũng như cần thận trọng với mèo vừa khỏi bệnh vì có thể virus vẫn còn, và vẫn có khả năng bùng phát bệnh lại.

Tiêm phòng vắc xin giảm bạch cầu 

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu. Đặc biệt, bạn hãy nhớ việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mèo của mình nhé. Hãy đưa bé mèo đến trung tâm, phòng khám thú y ít nhất 2 lần/năm để kiểm tra và có thể kịp thời phát hiện bệnh và điều trị nếu có. 

Dogily Petshop, là một địa chỉ uy tín mà bạn có thể tham khảo. Bên cạnh việc có đầy đủ các bé mèo đáng yêu, xinh xắn thuộc nhiều loài khác nhau thì chúng mình còn có chế độ chăm sóc thú cưng vô cùng chuyên nghiệp, kinh nghiệm với đội ngũ chuyên gia nhiệt tình, tận tâm. Chúng mình hứa sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và luôn an tâm trong suốt quá trình chăm sóc thú cưng của mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *