Cách dạy, huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ

Dường như việc nuôi mèo mang lại cho ta những niềm vui và hạnh phúc nhưng có thể gây ra nỗi phiền hà. Việc đi vệ sinh là nhu cầu cần thiết trong đời sống của các bé mèo. Vậy làm thế nào để có thể hướng dẫn mèo đi vệ sinh đúng chỗ là vấn đề mà khá nhiều “sen” phải đau đầu. Cùng Dogily Cattery chia sẻ tới các bạn những thắc mắc về vấn đề cho mèo đi vệ sinh nhé!

Tầm quan trọng của việc dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ

Việc vệ sinh đúng chỗ không chỉ tạo nên tính cách, thói quen đúng đắn cho các bé. Mà nó còn giúp cho không gian sống của bạn sạch sẽ, trong lành và hài hòa hơn. Khi bé mèo được hình thành cách đi vệ sinh đúng đắn, người chăm sóc cũng sẽ đỡ cực nhọc trong việc nuôi mèo. Một chú mèo chưa được huấn luyện và hướng dẫn đi vệ sinh sẽ có khả năng mắc bị ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân chúng. Và việc lau chùi, dọn dẹp và giặt giũ cũng gây ra bao khó khăn không nhỏ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh.

Từ thời xa xưa, loài mèo đã được nuôi phổ biến trong các hộ gia đình nhờ sự nhanh nhẹn, dễ học hỏi của chúng. Vì thế, chúng có thể hiểu và làm theo những gì con người mách bảo. Tuy nhiên, việc cách dạy mèo con đi vệ sinh đúng chỗ sẽ dễ hơn so với những con đã trưởng thành.

Các dụng cụ cần thiết để huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng nơi quy định

Để hướng dẫn cho mèo đi vệ sinh, thì “sen” cần phải chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết. Các dụng cụ có thể tìm thấy tại các cửa hàng phụ kiện thú cưng. Hoặc nếu có khả năng, bạn vẫn có thể tự làm cho chúng.

Khay đi vệ sinh

Thông thường khay vệ sinh được làm từ chất liệu chậu nhựa, thùng carton hoặc thùng xốp. Chọn khay vệ sinh phù hợp theo kích thước của bé, để bé thoải mái khi sử dụng. Hiện nay, trên thị trường ngày nay cũng có rất nhiều khay vệ sinh cho mèo với nhiều mẫu mã và giá cả khác nhau. Đây là một phần quan trọng và không thể thiếu trong việc dạy mèo cách sử dụng nhà vệ sinh.

Gợi ý của chúng tôi đưa ra là chọn khay vệ sinh lớn. Mẫu khay nhỏ thường được thiết kế với cho những chú mèo con. Nhưng mèo con lớn rất nhanh, sau một thời gian bạn buộc phải thay khay mới. Khi bạn mua khay vệ sinh mới, bạn phải hướng dẫn lại từ đầu. Nghe có vẻ thật rắc rối. Vì vậy bạn nên mua cho chúng loại khay lớn ngay từ đầu để sử dụng lâu dài.

Khay vệ sinh lớn không gây cho chúng quá nhiều khó khăn trong việc bước vào. Miễn là cạnh đủ thấp, chúng có thể ra vào khay vệ sinh một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy chiếc khay hoàn hảo mà mèo con không thể trèo vào thì vẫn có cách. Bạn có thể thiết kế các bậc thang nhỏ hoặc đường dốc cho chúng.  Dùng băng keo dán miếng gỗ lên thành khay cũng là một cách.

Nhà vệ sinh kín

Có rất nhiều loại hộp vệ sinh trên thị trường được thiết kế theo hình ngôi nhà để quá trình dạy mèo đi đúng nơi dễ dàng hơn. Vì vậy, hãy thử xem xét tùy chọn khay vệ sinh đóng. Nếu bạn đặt những khay này ở một diện tích nhỏ, bạn có thể giảm lượng cát vươn ra sàn nhà và giảm thiểu mùi hôi. Hơn nữa, một ưu điểm khác của chúng là khiến “hoàng thượng” yên tâm và riêng tư hơn.

Tuy nhiên, hãy chú ý chọn khay vệ sinh dạng kín có kích thước lớn. Khi đó, mèo có thể tự do quay đầu lại, hoặc bới cát để phủ phân. Một số con mèo không thích hộp vệ sinh kín khi mới mua về đến. Bạn có thể tháo cửa cho đến khi chúng quen với khay.

Bồn vệ sinh

Nghe có vẻ khó khăn nhưng trong thực tế, có nhiều mèo có thói quen này. Nếu biết cách huấn luyện thì dần dần những “hoàng thượng” có thể dùng bồn cầu để “giải quyết” như con người. Có rất nhiều lợi ích mà chủ nuôi thường không để ý khi tập cho mèo đi vệ sinh vào bồn cầu. Trong số đó có thể kể đến: Tiết kiệm chi phí mua cát vệ sinh, tránh được các bệnh hô hấp, tiêu hóa cho mèo khi sử dụng các loại cát vệ sinh không đảm bảo an toàn. Đặc biệt kể đến sự “nhàn hạ” của “sen” hơn rất nhiều nếu huấn luyện mèo đi vệ sinh vào bồn cầu thành công. Không phải dọn dẹp phân mèo hay thường xuyên thay cát, rửa khay vệ sinh của bé mà còn đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ.

Cát, đất vệ sinh cho mèo

Nếu dùng các khay vệ sinh thì việc lựa chọn cát hoặc đất vệ sinh cho mèo không thể không nhắc đến. Hầu hết những con mèo con sau khi sinh ra thường có xu hướng đi vệ sinh trên cát theo thói quen học từ mèo mẹ. Bạn nên lựa chọn loại cát vệ sinh quen thuộc với mèo. Hơn nữa, cần lựa chọn kỹ càng vì loài mèo sẽ tiếp xúc với chúng lâu dài. Hãy ra các cửa hàng bán đồ thú cưng để nhận được sự tư vấn cụ thể của người bán.

Hãy lưu ý rằng mùi cát vệ sinh phải vừa phải. Tránh quá nồng vì sẽ khiến mèo sự khó chịu, thậm chí gây kích ứng khi mèo đi vệ sinh. Cát cần phải đảm bảo không có mùi thơm, độ ẩm cao để chúng dễ dàng bao lấy phân. Đối với mèo con, chỉ nên đổ cát dày từ 3 – 4 cm, mèo trưởng thành từ 4 – 5 cm. Đồng thời vệ sinh sạch sẽ khay cát sau khi mèo đi vệ sinh để không làm phiền lòng “hoàng thượng” nhé.

Xẻng xúc cát

Xẻng xúc cát giúp bạn dễ dàng dọn phân cho mèo. Vì cát khi gặp độ ẩm sẽ dính lại nên việc vệ sinh cho mèo cũng không quá khó khăn. Sau khi mèo đi vệ sinh, cát sẽ vo phân lại, bạn chỉ cần dùng xẻng và loại bỏ chúng một cách dễ dàng. Vật dụng này được làm bằng nhựa với nhiều màu sắc khác nhau.

Ngoài ra, nếu kĩ càng hơn bạn nên chuẩn bị khăn trải lót dưới khay. Việc này có thể giúp bạn tránh được việc dọn dẹp cực nhọc cát rơi vương vãi trên sàn đấy.

Các bước hướng dẫn cho mèo đi vệ sinh đúng chỗ

  • Chuẩn bị khay vệ sinh với kích thước vừa phải
  • Cho một lượng cát vệ sinh vừa đủ vào khay
  • Đặt khay ở vị trí cố định
  • Khi mèo con có dấu hiệu, hãy đưa vào khay
  • Dành thời gian cho em ấy “giải quyết”
  • Dùng xẻng dọn vệ sinh sạch sẽ
  • Lau chùi khu vực xung quanh

Lưu ý khi dạy mèo đi vệ sinh

Lên lịch bữa ăn, ngủ nghỉ và vệ sinh cho boss

Cũng như con người, nếu những việc lặp đi lặp lại sẽ hình thành được thói quen, những chú mèo cũng như vậy. Hãy sắp xếp thời gian biểu cho các bữa ăn của mèo và chú ý thời gian huấn luyện vệ sinh cho phù hợp.

Điều này giúp bạn có thể dự đoán thời điểm đi vệ sinh của mèo. Chúng thường giải tỏa sau khi ăn khoảng 20 phút. Khi nhận thấy mèo con đang cần tìm chỗ vệ sinh, bạn có thể đưa chúng đến gần khay và quan sát chúng trèo vào bên trong.

Cố định vị trí vệ sinh cho boss

Để quá trình tập luyện diễn ra hiệu quả, bạn cần xác định vị trí vệ sinh cố định cho mèo. Không nên di chuyển khay vệ sinh. Vì mèo có thể không phân biệt được vị trí đi vệ sinh của mình.

Nếu thực sự cần thiết phải di chuyển khay, thì bạn nên làm từ từ, khoảng nửa mét cách vài ngày một lần. Việc di chuyển khay vệ sinh sang phòng khác ngay ngày hôm sau có thể làm mèo con bối rối và dẫn đến sự cố đi bậy quanh nhà.

Hướng dẫn nhẹ nhàng, kiên trì và nhẫn nại

Khi mang mèo con về nhà lần đầu tiên, bạn cần hướng dẫn từng bước cụ thể cho chúng. Đưa bé đi vệ sinh đúng nơi quy định theo thời gian quy định. Sau 3-5 lần theo thói quen, bé sẽ tự giác đến giờ đi vệ sinh. Nếu bạn cho boss vào chuồng, hãy để ý khi chúng gửi tín hiệu muốn đi vệ sinh.

Để hình thành thói quen cần một khoảng thời gian. Vì vậy các “sen” nhớ kiên trì và nhẫn nại nhé. Dù em mèo vẫn đi bậy ra ngoài hay không thích nghi được thì hãy từ từ dẫn dắt em nó nhé!

Nên khen và chớ phạt các bé

Mọi thứ đều cần có thời gian để hình thành thói quen. Vì vậy, các “Sen” nhớ phải có tính kiên nhẫn và nhẫn nại. Khi mèo con đã thành thạo việc sử dụng hộp vệ sinh và coi nó như một nơi thư giãn, bạn có thể khen ngợi chúng. Bằng cách ôm và hay âu yếm cũng là một cách. Để có một quá trình đào tạo tốt, chiều chuộng chúng là điều đáng làm. Sau khi hoàn thành mỗi nhiệm vụ, bạn nên thưởng cho chúng ngay lập tức, trước khi cho chúng vào lại chuồng. Phần thưởng có thể là bánh ngọt, món ăn yêu thích của chúng. Hay một cách đơn giản: Vỗ nhẹ vào đầu trẻ là một cách mà chúng tôi khuyến khích. Khi được khen thưởng, nó sẽ khơi dậy niềm hạnh phúc và bản năng trẻ con của em mèo.

Trong quá trình huấn luyện chó, mèo đi vệ sinh đúng chỗ, nếu các bé đi nhầm thì các sen cần dọn dẹp, tẩy trừ sạch sẽ vị trí đi nhầm đó. Không nên dí mũi vào đống phân mà chúng đi ở ngoài khay. Và hãy biểu thị hiện trạng không vui để các bé biết mình đã làm sai nhé. Đừng bao giờ trừng phạt mèo con bằng cách đánh đập hoặc la mắng. Điều này chỉ làm chúng sợ bạn hơn mà thôi.

Gợi ý nơi đặt khay vệ sinh

Những chú “boss” cũng rất nhạy cảm và cần sự riêng tư không kém chúng ta. Vì thế, không nên đặt ở nơi đông người tập trung như nhà bếp hoặc tiền phòng. Loài mèo rất thích đi vệ sinh tại những chỗ kín rồi giấu đi. Nên nếu không đáp ứng môi trường cho chúng thì chúng sẽ đi bậy sau ghế sofa hoặc trong góc phòng riêng biệt nào đó.

Vị trí lý tưởng là một nơi dễ dàng tiếp cận, riêng tư, và không phát âm thanh bất ngờ có thể làm mèo con sợ hãi. Vị trí này cần là nơi thông thoáng, sạch sẽ, yên tĩnh. Mặc dù phòng giặt đồ là lựa chọn phổ biến vì ít người qua lại hơn những khu vực khác trong nhà, nhưng âm thanh đột ngột phát ra từ máy giặt hoặc máy sấy có thể làm mèo con giật mình và khiến chúng khiếp sợ khi phải dùng khay vệ sinh.

Chúng tôi khuyên bạn nên đặt khay vệ sinh ở khu vực sinh hoạt thường xuyên của mèo con. Chúng sẽ thấy chiếc khay thường xuyên và có thể sử dụng khi cần. Thêm nữa là hãy lưu ý khu vực đó phải đảm bảo khô ráo sạch sẽ, không gần các bụi rậm tránh nhiễm vi khuẩn cho mèo.

Số lượng khay vệ sinh

Với các diện tích nhà khác nhau, hãy chuẩn bị số lượng khay vệ sinh cho các em mèo phù hợp. Nếu diện tích nhà hoặc căn hộ lớn, thì bạn nên đặt nhiều khay vệ sinh xung quanh nhà. Điều này giúp cho mèo con có thể sử dụng khay ngay khi cần, hạn chế đi bậy ra ngoài. Dù diện tích nuôi mèo có chật hẹp hơn thì nếu có thể, vẫn nên trang bị số lượng nhiều hơn số mèo. Đôi lúc việc dự trữ sẽ có ích khi cần dùng đến. Cụ thể như lúc bạn chưa có thời gian dọn dẹp cho chúng. Ví dụ, một mèo con cần có 2 khay vệ sinh. Nếu bạn nuôi ba con mèo, thì nên mua bốn khay.

Một số lưu ý khác

  • Khi mới đưa mèo con về nhà, hãy cân nhắc việc cho chúng vào phòng hoặc không gian nhỏ trong vài tuần đầu tiên. Bước này giúp mèo từ từ làm quen với môi trường mới, tiếp cận khay vệ sinh dễ dàng, và giảm thiểu sự cố đi bậy của chúng.
  • Sàn nhà nên lát đá hoặc gỗ. Vì tính trơn và không lưu mùi nhiều nên bạn sẽ dễ dàng dọn sạch phân và nước tiểu của mèo.
  • Khi mèo con dần lớn, bạn cần cho thêm đất vào khay. Với mèo con sáu tháng tuổi, bạn nên đổ đầy cát vào khay ở mức 5-10 cm.
  • Ngoài ra, khi em mèo đang bị ốm hoặc mắc các bệnh về đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu hoặc mang thai thì không nên luyện tập sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo.
  • Thay đổi cát vệ sinh dần dần. Nếu cần đổi loại đất vệ sinh dành cho mèo, bạn cần chuyển đổi từ từ. Bằng cách trộn đất mới với đất cũ, sau đó tăng dần lượng đất “mới” trong khoảng thời gian hai tuần.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ bổ ích về cách huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ mà Dogily.vn muốn gửi tới các con bạn. Hy vọng sau khi tham khảo sẽ giúp bạn tự chuẩn bị và huấn luyện mèo cưng thành công.  Khách hàng muốn tìm hiểu thêm các thông tin về thú cưng, đồ chơi cho thú cưng và tư vấn chăm sóc sức khỏe vật nuôi,… hãy liên hệ ngay với Dogily.vn để được tư vấn nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *