Những điều cần biết để phòng ngừa và điều trị mèo giảm bạch cầu

Với những người nuôi mèo thì việc chăm sóc sức khỏe của mèo không chỉ là quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mà còn cần trang bị những kiến thức cơ bản về những bệnh thường gặp ở mèo. Một trong những căn bệnh nguy hiểm thường gặp nhất đó là mèo giảm bạch cầu. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh giảm bạch cầu trong bài dưới nhé.

Giảm bạch cầu là bệnh gì?

Giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh gây viêm ruột có tính truyền nhiễm cao do virus FPV gây ra những rối loạn hệ bạch huyết và tủy, từ đó tạo ra những bạch cầu ác tính gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc ruột, các mô ở tuyến ức và tủy xương.

Căn bệnh sẽ khiến sức khỏe của mèo suy giảm nguy trọng và có tỷ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 90%. Đặc biệt, bệnh rất dễ xảy ra ở những mèo con dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm phòng.

Virus Parvovirus có thể lây lan sang cá thể mèo khác qua tiếp xúc

Giảm bạch cầu là bệnh gì?

Mèo bị giảm bạch cầu qua những đường lây nào?

Thông thường, bệnh giảm bạch cầu ở mèo sẽ lây lan thông qua các con đường sau:

– Lây lan giữa các con mèo với nhau thông qua đường miệng như qa chất dãi dớt, chất nôn, nước bọt hoặc qua việc dùng chung các đồ đựng đồ ăn với nhau.

– Có thể lây lan qua những đồ dùng chung của mèo bị nhiễm bệnh với các con mèo khác như thảm nằm, đồ chơi, đồ cào móng.

– Có thể lây lan từ người qua mèo thông qua những virus tồn tại trong quần áo, tay chân của người khi tiếp xúc với mèo bị nhiễm bệnh.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo khá phổ biến và gây nguy hiểm cho thú cưng

Mèo nhiễm bệnh qua việc tiếp xúc với đồ vật có chứa virus

Những dấu hiệu của mèo bị giảm bạch cầu

Những triệu chứng mèo giảm bạch cầu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian ủ bệnh khác nhau.

– Ở mức độ nhẹ: mèo bị sốt nhẹ và có biểu hiện chán ăn. Mèo trưởng thành có thể tự sinh kháng thể chống lại bệnh.

– Ở mức độ nặng hơn: mèo bị sốt cao trong vòng 24 giờ đầu, sẽ bỏ ăn và trong trạng vô cảm, không muốn vận động. Ngoài ra, còn có biểu hiện của việc rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy nặng, nôn ra mật. Bệnh sẽ kéo dài trong 2 – 3 ngày sau đó mèo sẽ hôn mê và tử vong.

– Ở mức độ nghiêm trọng: Mèo bị đau vùng bụng, thân nhiệt hạ xuống nhanh, suy nhược nghiêm trọng và tử vong trong vòng 24 giờ.

Cách điều trị bệnh giảm bạch cầu

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị và phương pháp điều trị cụ thể khi mèo giảm bạch cầu. Do đó khi nghi ngờ mèo có dấu hiệu mắc bệnh hãy cách ly bé ngay lập tức để kiểm soát tốc độ lây lan bệnh giữa các con mèo khác.

Mèo khi bị nhiễm bệnh thường mất do bị mất nước và nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng, do đó việc truyền tĩnh mạch bằng kháng sinh đặc trị có vai trò quan trọng trong việc giúp mèo hồi phục. Tuy nhiên, tỷ lệ hồi phục cũng không cao do cơ thể mèo bị bệnh rất yếu khó tiếp nhận thuốc kháng sinh truyền vào.

Ngoài kháng sinh, sử dụng thuốc chống nôn là biện pháp hữu ích giúp mèo giảm tình trạng nôn. Để nâng cao hiệu quả hơn, các bạn có thể kết hợp với việc chia nhỏ khẩu ăn của mèo ra từng bữa nhỏ để mèo có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh giảm bạch cầu ở những chú mèo

Cần cách ly mèo bị nhiễm bệnh khỏi đàn 

Phương pháp phòng ngừa mèo bị bệnh giảm bạch

Bệnh giảm bạch cầu truyền nhiễm ở mèo rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong trong thời gian ngắn rất cao, do đó việc phòng ngừa bệnh luôn là điều quan trọng với sức khỏe của những bé mèo cưng.

Tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất hiện nay. Nếu mèo tiếp xúc với vi-rút, việc tiêm vacxin sẽ giúp kích thích hệ thống miễn dịch của mèo tạo ra các kháng thể bảo vệ, giúp mèo chống lại sự lây nhiễm. 

Thời điểm tiêm phòng cho mèo bắt đầu từ 8 tuần tuổi trở lên, sau đó tiêm thêm vào 4 tuần sau. Mèo trên một tuổi nên được tiêm vacxin tăng cường hàng năm. Ngoài ra, các bạn nên vệ sinh nơi ở, chậu thức ăn, chậu cát của mèo ít nhất 1 lần/tuần để đảm bảo vệ sinh, tiêu diệt những virus gây bệnh.

Bạn nên chọn mua mèo Munchkin chân ngắn từ những người bán có uy tín để tránh gặp phải các vấn đề về sức khỏe di truyền. Mèo bị tật lỗi hay bị các bệnh nguy hiểm như giảm bạch cầu, viêm giác mạc...

Vệ sinh dụng cụ, nơi ở mèo thường xuyên

Việc tiêm phòng định kỳ hàng năm cho mèo là vô cùng cần thiết để bảo vệ thú cưng khỏi các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Ngoài ra, nếu bé mèo của bạn đang trong quá trình điều trị, hãy thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm nhiều hơn, để con có thêm động lực chiến đấu với virus.

Nếu như bạn nghi ngờ mèo có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc thắc mắc về loại vaccin phòng bệnh hãy đến cơ sở thú y ngay nhé. Tại Dogily Petshop chúng tôi có những bác sĩ thú y kinh nghiệm dày dặn và tận tâm với nghề, đảm bảo sẽ thăm khám và đưa ra những lời khuyên chân thành và tốt nhất cho các bé mèo.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị bệnh giảm bạch cầu thường thấy ở mèo. Hi vọng thông qua bài viết này sẽ cung cấp kiến thức cho bạn xử lý tình huống khi mèo giảm bạch cầu tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *